Khám phá những nguyên tắc nuôi dạy con thông minh của người Do Thái

Khám phá những nguyên tắc nuôi dạy con thông minh của người Do Thái

Đã từ lâu, người Do Thái được xem là một trong những dân tộc thông minh nhất thế giới. Sự thông minh này, không chỉ dừng lại ở một vài thế hệ mà đã được khoa học chứng minh là di truyền qua nhiều đời. Và các nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng so với những cộng đồng dân tộc khác, người Do Thái có kỹ năng giao tiếp và tính toán vượt trội hơn rất nhiều. Chỉ số IQ của họ đạt 110, cao hơn con số trung bình của toàn thế giới.  Vậy đâu là nguyên tắc nuôi dạy con của người Do Thái để họ có được sự thông minh đến vậy. Hãy cùng wcbison.com khám phá các bạn nhé!

Tìm hiểu về người Do Thái

Trong lịch sử, người Do Thái bị đàn áp và thảm sát trên nhiều vùng đất khác nhau. Vì vậy, dân số và phân bố dân số của họ thay đổi qua nhiều thế kỉ. Ngày nay, dân số Do Thái dao động ở khoảng từ 12 đến 14 triệu. Theo báo Jewish Agency, trong năm 2007 có 13.2 triệu người Do Thái trên toàn thế giới; 5.4 triệu (40.9%) ở Israel, 5.3 triệu (40.2%) ở Hoa Kỳ và số còn lại rải rác khắp thế giới.

Nguồn gốc của người Do Thái theo truyền thống là vào khoảng 1800 TCN; với những câu chuyện ghi lại trong Kinh Thánh về sự ra đời của đạo Do Thái.

Merneptah Stele, niên đại vào khoảng 1200 TCN. Là một trong những tài liệu khảo cổ xưa nhất của người Do Thái; sinh sống trong vùng đất Israel, nơi Do Thái giáo, tôn giáo độc thần đầu tiên được phát triển. Theo những câu chuyện chép lại trong Kinh Thánh, người Do Thái hưởng thụ những giai đoạn tự chủ đầu tiên dưới những quan tòa từ Othniel cho tới Samson. Sau đó vào khoảng năm 1000 TCN, vua David thiết lập Jerusalem như là kinh đô của Liên hiệp Vương quốc Israel và Judah. Và từ đó cai quản Mười hai bộ lạc của Israel.

Tìm hiểu về người Do Thái

Các nhân vật Do Thái điển hình Cộng đồng Do Thái có những đóng góp rất lớn đối với các lĩnh vực hoạt động của nhân loại như: khoa học, nghệ thuật, chính trị và thương mại. Số người Do Thái giành được giải thưởng Nobel ước tính khoảng 160 người thuộc tất cả các lĩnh vực; chiếm khoảng 25% (tức 1/4) số giải thưởng của toàn thế giới.

7 nguyên tắc nuôi dạy con của người Do Thái

Không sử dụng những từ ngữ tiêu cực

Cha mẹ Do Thái không bao giờ gán ghép những từ mang nghĩa tiêu cực cho con cái như “Con là người xấu/Con là đồ lười”. Thay vào đó, họ sẽ nói rằng: “Một đứa trẻ ngoan ngoãn như con tại sao lại gây ra hành vi đáng tiếc như vậy?”.

Người Do Thái ý thức và nắm bắt rất rõ những khuyết điểm, hành động xấu của con, nhưng trước mặt người ngoài và trước mặt trẻ, họ không chỉ trích như vậy mà sẽ tìm cách uyển chuyển hơn để truyền đạt. Ngoài ra, họ sẽ khéo léo uốn nắn, dạy dỗ lại con cái mà không để người ngoài can thiệp.

Luôn dành những lời khen ngợi cho trẻ

Những bà mẹ Do Thái luôn khen ngợi con. Ngay từ khi trẻ được sinh ra và chưa hiểu ngôn ngữ của cha mẹ. Mọi động tác của trẻ như biết nói hoặc biết vẽ đều sẽ nhận được những lời khen ngợi từ cha mẹ. Đặc biệt, trẻ em Do Thái thường được khen ngợi ở chốn đông người. Để từ đó các em có thể cảm nhận sự hiện diện và vị trí của mình trong xã hội.

Nếu thành tích của trẻ ấn tượng hơn. Các em sẽ nhận được sự vỗ tay, chúc mừng từ tất cả thành viên trong gia đình. Người Do Thái tin rằng việc được khuyến khích sẽ nâng cao lòng tự trọng, thúc đẩy tinh thần và cung cách làm việc của trẻ.

Dạy con chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân

Tinh thần trách nhiệm là điều người Do Thái rất coi trọng. Và họ dạy con từ rất sớm thông qua việc làm gương cho con. Trước mặt con, cha mẹ Do Thái luôn hành động thận trọng và tỏ ra nghiêm túc với mọi hoạt động, quyết định. Chính vì thế đây là nguyên tắc nuôi dạy con đặc biệt của người Do Thái.

Dạy con chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân

Biết yêu thương và tôn trọng gia đình

Trong truyền thống của người Do Thái, nền tảng của mọi gia đình xuất phát từ ba trụ cột, người cha, người mẹ và con cái. Ngay từ nhỏ, trẻ em Do Thái được dạy phải quan sát và chú ý đến thái độ, hành vi cha mẹ đối xử với nhau.

Nếu trẻ biết rằng cha mẹ mình sống với nhau vì tình yêu và lan tỏa tình yêu này sang con cái. Các em sẽ thấm nhuần giá trị của sự tôn trọng, yêu thương và chăm sóc người thân. Mở rộng ra là mối quan hệ bạn bè, cộng đồng. Từ đó, các em cảm thấy được bảo vệ, phát triển thành con người khỏe mạnh; và nhận thức phải đối xử tốt với mọi người xung quanh.

Học cách làm cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ

Người Do Thái phải học cách làm cha mẹ trước khi có con. Trong lịch sử, các nhà hiền triết người Do Thái đã phát triển hệ thống giáo dục dành riêng cho cha mẹ và gia đình. Và bất kỳ người Do Thái nào cũng phải học.

Người con gái hoặc con trai sau khi kết hôn được dạy rằng giờ đây không còn sống cho chính mình; mà phải gánh vác trách nhiệm làm cha, làm mẹ và sống vì người thân, gia đình.

Việc học cách làm cha mẹ rất quan trọng trong văn hóa người Do Thái. Họ tin rằng nếu cá nhân coi việc làm cha mẹ là gánh nặng, là điều khó khăn thì sẽ không bao giờ thành công trong việc nuôi dạy con.

Dạy con kỹ năng quản lý thời gian

Trẻ em Do Thái được dạy rằng phải làm việc chăm chỉ và biết cách quản lý thời gian hợp lý để mọi việc không chồng chéo lên nhau. Cha mẹ Do Thái cho con học rất nhiều bộ môn cùng lúc với khối lượng thời gian lớn như đàn violin, tiếng Anh, Toán học.

Nhiều em sinh ra trong gia đình kinh doanh buôn bán có thể tham gia làm việc cùng cha mẹ từ rất sớm. Thông qua những hoạt động trải nghiệm lớn và liên tục như vậy. Các em phải học cách quản lý thời gian; sắp xếp công việc và luôn tự nhủ phải làm việc chăm chỉ.

Dạy con kỹ năng quản lý thời gian

 Biết chấp nhận rủi ro

“Hãy tiến về phía trước” là câu nói quen thuộc mà cha mẹ Do Thái dành cho con mình. Câu nói này đồng nghĩa với việc trẻ phải tự làm mọi việc một mình, luôn phát triển bản thân. Thay vì giậm chân tại chỗ và tự giành được thành công. Cha mẹ Do Thái tin rằng để trẻ học về sự tự tin, thất bại và chiến thắng. Họ phải cho phép con mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn, khám phá thế giới và tự xoay sở với vấn đề riêng.

Trong quá trình này, cha mẹ Do Thái không mặc kệ con; họ lưu tâm đến từng hoạt động của trẻ và đưa ra lời khen ngợi, khuyến khích kịp thời. Điều này giúp trẻ kiên trì theo đuổi mục tiêu và sẵn sàng chấp nhận rủi ro.