Bố mẹ đã biết 6 phương pháp dạy trẻ kiên trì này chưa?

Bố mẹ đã biết 6 phương pháp dạy trẻ kiên trì này chưa?

Đối với một đứa trẻ, việc dạy trẻ kiên trì, chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một việc làm cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, không có bài học nào là dễ dạy cho bé đối với bố mẹ, nhưng chỉ cần bố mẹ tích cực quan tâm bé thì bé sẽ thay đổi từng ngày. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn 6 gợi ý về cách dạy trẻ kiên trì. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được phương pháp dạy trẻ phù hợp và trẻ sẽ thay đổi tích cực hơn về tính cách cũng như hành vi.

Luôn bên cạnh để ủng hộ tinh thần của trẻ

Một trong những lợi ích của sự kiên trì là giúp trẻ đối phó với các vấn đề khi bạn không có mặt để giúp đỡ. Ví dụ lúc ở trường. Việc được trao quyền và phải tự mình tìm cách giải quyết một chuyện nào đó, trẻ sẽ học được nhiều hơn.

Tuy nhiên, để trẻ chủ động không có nghĩa phó mặc. Bạn cần giữ vai trò quan sát, hỗ trợ và động viên trẻ. Trường hợp không có mặt ngay lúc đó, bạn có thể hỏi trẻ trong bữa tối hoặc trước khi đi ngủ; khuyên con cách làm tốt hơn cho lần sau.

Mục tiêu của bạn không phải biến mình thành chiếc khiên che chắn, làm hộ; hoặc sửa chữa nếu con làm sai. Chẳng hạn, trẻ một học làm salad. Bạn có thể kê sẵn ghế để trẻ cao hơn, di chuyển những dụng cụ từ trên cao xuống vừa tầm với của trẻ. Thay vì làm hộ luôn.

Luôn bên cạnh để ủng hộ tinh thần của trẻ

Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ

Theo tiến sĩ tâm lý học Carol Dweck, khi bạn dạy trẻ rằng trí thông minh có thể mở rộng và phát triển. Chúng sẽ có động lực lớn hơn ở trường và cố gắng đạt kết quả tốt hơn.

Khi kiên trì giải quyết một việc, trẻ sẽ phát hiện ra những cách làm mới. Để rèn luyện óc sáng tạo của một đứa trẻ, các nhà khoa học khuyên phụ huynh có thể tổ chức vài trò chơi đơn giản, gắn liền với cuộc sống. Chẳng hạn khi đồ chơi bị hỏng, bạn hãy yêu cầu trẻ làm một cái tương tự từ lego, thùng carton…

Tạo cái nhìn thực tế về cuộc sống xung quanh

Bạn không thể dạy kiên trì nếu không để trẻ biết chúng thật sự đang sở hữu những gì. Điều này không có nghĩa rằng nói thẳng với trẻ “Con không có năng khiếu vẽ đâu, làm cái khác đi”.

Thay vào đó, bạn có thể giải thích cho trẻ về khái niệm “năng khiếu” hoặc “bẩm sinh”. Từ đó dần định hướng cho trẻ cái nhìn thực tế hơn để lựa chọn lĩnh vực khác. Sự kiên trì chỉ có ý nghĩa khi theo đuổi một điều gì khả thi và phù hợp.

Nhìn vào mặt tích cực – Dạy trẻ kiên trì

Lạc quan là yếu tố quan trọng để rèn tính kiên trì. Nhất là trong trường hợp đứa trẻ thất bại. Bạn nên nhắc nhở điều quan trọng nhất không phải trẻ đã làm gì sai mà sẽ làm gì tiếp theo.

Chẳng hạn, đứa trẻ rất muốn vào đội múa để đi diễn văn nghệ nhưng không được lựa chọn. Trong trường hợp này, bạn có thể động viên trẻ đến cố vũ bạn bè, học hỏi những động tác; hay để kỹ năng của mình trở nên tốt hơn.

Dùng đồng hồ bấm giờ

Cách này giúp con hiểu về giá trị của thời gian cũng như biết chờ đợi những thứ mà con muốn. Nhưng chưa thể đáp ứng được ngay. Ví dụ: dùng đồng hồ để báo với con rằng bữa tối sẽ xong trong 10 phút nữa. Nếu nhà bạn có hai bé đang “tranh giành” ti vi hay máy tính; chỉ cần giải thích với chúng rằng: Khi nghe thấy chuông báo hết giờ, anh/chị sẽ đưa đồ chơi cho con. Và lượt chơi của con bắt đầu nhé!

Dùng đồng hồ bấm giờ

Bố mẹ là một tấm gương tốt về làm chủ bản thân

Con sẽ học theo cách bạn giữ bình tĩnh và xử lý tình huống trong những lúc khó khăn. Do đó, trước mặt con, đừng ngại ngần nói rõ cảm xúc và cách giải quyết của mình. Khi thật sự chán nản hay bực bội, thay vì la hét hay hành động một cách mất kiểm soát. Bạn hãy nói rõ với con: “Mẹ đang rất bực. Mẹ cần hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Mọi chuyện sẽ ổn thôi. Mẹ có thể giải quyết được những chuyện này”. Cách nói này khiến cho bé hiểu rằng không khó để trở nên mạnh mẽ và sẽ tìm được nhiều biện pháp để đương đầu với khó khăn.