Hy vọng về một cuộc sống bình thường mới tốt hơn sau đại dịch Covid-19

'Covid-19 giúp tôi biết trân trọng hơn những gì mình đang có'

Sau nhiều ngày chật vật với tình hình dịch. Mọi người có lẽ cùng đã quen với việc cách ly, giãn cách. Mọi điều chắc chắn sẽ ổn định nếu chúng ta thực sự có niềm tin. Sau này chúng ta có quyền tin tưởng trong vài năm tới. Khi mà đại dịch Covid-19 chỉ còn trong sách vở. Chính bản thân ta có thể nhìn lại quãng thời gian lịch sử này và tự hào về những điều mình đã làm được. Những điều tử tế nhất, giúp ích cho chính mình, gia đình và cộng đồng. Bài viết wcbison sau đây xin chia sẻ đến bạn những dòng cảm cảm xúc này.

‘Covid-19 sẽ giúp chúng ta biết trân trọng hơn những gì mình đang có’

Một tháng qua, ở TP.HCM, cuộc sống khác nhiều so với cuộc sống bình thường quen thuộc. Đã đến lúc chúng ta nên học cách làm quen với một cuộc sống bình thường mới sau đại dịch Covid-19.

Cuộc sống bình thường mới

Thế nào là cuộc sống bình thường mới? Theo tôi, đó là khi cuộc sống hiện tại đã thay thế hoàn toàn cuộc sống trong quá khứ. Nhưng thay vì sợ hãi thốt lên: “Hãy trả lại cuộc sống bình thường như trước đây!”. Chúng ta chỉ gật đầu: “À, giờ mọi thứ là như thế…”.

Chẳng hạn, chúng ta làm việc tại nhà thay vì tất bật đến công sở vào mỗi sáng. Ta cũng sẽ thấy mỗi người dân tại TP.HCM dần có ý thức về việc đeo khẩu trang, về việc giữ khoảng cách nơi đông người.

Những người lớn sẽ có thêm trải nghiệm làm việc tại nhà, trẻ nhỏ lại biết thế nào là học online. Ảnh hưởng của Covid-19 đến mọi phương diện như kinh tế, dịch vụ, văn hóa xã hội… vẫn còn dư âm mạnh mẽ. Có cảm giác mọi người có thể quen dần với “sự bình thường mới” nhưng kỳ thực. Đất nước thời kỳ hậu Covid-19 đã biến chuyển nhiều so với trước kia.

Cuộc sống bình thường mới

Chúng ta mạnh mẽ hơn bản thân nghĩ

Nhìn vào khía cạnh tích cực, cuộc sống bình thường mới thể hiện một khả năng kỳ diệu của con người. Đó là thích nghi nhanh với hoàn cảnh.

Vài tháng trước, nếu ai đó nói với bạn rằng công việc của bạn sẽ bị đảo lộn. Bạn thậm chí có thể mất việc, con cái phải đồng loạt ở nhà. Các kế hoạch du ngoạn, tổ chức tiệc tùng bị hủy bỏ, kinh doanh sa sút… Bạn có nghĩ mình vượt qua được không? Vậy mà khi đại dịch diễn ra. Mọi thứ trong cuộc sống dường như bị đảo lộn nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Con người ai rồi cũng phải tìm ra những giải pháp riêng cho mình.

Khi mất việc, chúng ta có thể tìm việc khác, không gặp mặt trực tiếp được, chúng ta gặp gỡ qua online. Kinh doanh mặt hàng cũ sa sút thì kiếm mặt hàng mới… Nhìn chung, chúng ta có khả năng thích ứng nhanh và nội lực mạnh mẽ hơn những gì ta tưởng tượng.

Những thay đổi tích cực

Về công việc, tôi cảm thấy may mắn khi mình còn giữ được công việc tốt. Tôi vẫn tham gia giảng dạy tại nhà cho các sinh viên. Quá trình cùng làm việc tại nhà. Cũng khiến ban lãnh đạo nhà trường và cán bộ công nhân viên nhận ra nhiều điều thú vị.

Chẳng hạn trước đây ở trường có quá nhiều cuộc họp thừa thãi, tốn kém. Không cần thiết trong khi nội dung thảo luận có thể tóm lược trong vài email hay một cuộc điện thoại. Chắc chắn sau thời kì hậu Covid-19, việc đi làm thông thường của nhiều người sẽ được cải tiến. Mang đến nhiều thay đổi tích cực cho cuộc sống.

Về bản thân, tôi cảm nhận được sự trưởng thành. Độc lập và kiên định hơn trong một tháng ngắn ngủi vừa qua. Tôi thấu hiểu bản thân mình, làm việc sáng tạo hơn và biết trân trọng hơn những gì mình đang có. Tôi sực nhớ một sự kiện truyền thông đặc biệt của thế giới. Khi tháng 4/2020, giữa thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ tại Anh. Nữ hoàng Elizabeth đã có buổi phát biểu trên sóng truyền bình.

Những thay đổi tích cực

Trong đó có đoạn bà nói (lược dịch): “Tôi hy vọng một vài năm tới. Tất cả chúng ta có thể nhìn lại và cảm thấy tự hào vì những gì mình đã làm để đối mặt với thử thách Covid-19 này”. Tôi rất thích phát ngôn truyền cảm hứng này của nữ hoàng. Cũng bởi nó gợi ra cho người nghe một góc nhìn tích cực hơn.

Chúng ta có quyền tin tưởng rằng trong vài năm sắp đến, khi Covid-19 chỉ còn trong sách vở. Bản thân có thể nhìn lại quãng thời gian lịch sử này. Và tự hào rằng mình đã làm được những điều tử tế nhất cho chính mình, gia đình và cộng đồng. Tôi mong bạn cũng có được niềm tự hào như thế.

Sài Gòn sẽ ổn thôi!

Tâm sự về Sài Gòn

Khuya, tôi ngủ lại phòng làm việc, nằm trên sofa với cái chăn mỏng, để máy lạnh và hé cửa. Ngoài kia đường vắng và vàng vọt. Thành phố này chưa bao giờ buồn vậy từ khi tôi đặt chân đến đây 30 năm trước, ở lại rồi thành “người Sài Gòn”.

Có người hôm tranh luận chuyện lùm xùm chi viện, đã quá lời. Tôi phản đối ngay. Nhưng tôi cũng phản đối bất kỳ ai nói về những người khác đang ở Sài Gòn là “không phải dân Sài Gòn”.

Tôi và mọi người ở thành phố này hiểu Sài Gòn theo nghĩa khác. Sài Gòn là những người nói tiếng Hoa rành hơn tiếng Việt ở Quận 5, Quận 6, Quận 11. Sài Gòn là những người nói tiếng Quảng Nam ở Bảy Hiền. Sài Gòn là véo von tiếng Bắc khu Ông Tạ. Sài Gòn mộc mạc tiếng Khmer mỗi sáng ở chùa Chataran Sây.

Tâm sự về Sài Gòn

Sài Gòn rầm rì cầu kinh Cô-ran bằng tiếng Chăm ở Thánh đường 65 Đông Du. Sài Gòn cũng là những người như tôi. Sài Gòn không có nghĩa là gốc gác. Nó là nơi ai đến, ở lâu và yêu mảnh đất này thì họ thành người Sài Gòn. Tôi đã ở Sài Gòn từ ngày bỡ ngỡ đi giữa lòng đường mà như đi bên lề thành phố. Tôi đã có bạn bè bỏ Sài Gòn sau vài năm lận đận vì thấy thành phố này “không phải chỗ dành cho tao”. Ai ở Sài Gòn cũng có quê, cũng nhớ quê và về quê thì nhớ Sài Gòn.

Người ở Hà Nội yêu Hà Nội, nhưng ở Sài Gòn lâu lại thương Sài Gòn

Sài Gòn ăn chơi và Sài Gòn nhà quê lam lũ. Chỉ có điều tôi tin thành phố này chưa bao giờ phụ một ai thiện lương, cố gắng có chuyên môn và yêu công việc của mình.

Nên những ngày này, ở đây mà thương thành phố này thắt ruột. Lo là lo cho mình, cho người, thương là thương từng hẻm phố. Càng thương hơn khi bạn ở xa cũng thương Sài Gòn, cứ hỏi nhau cần gì không. Hôm qua bận họp, không nghe điện thoại, tối nhận được tin nhắn của một chị phóng viên về hưu: “Chiều các bạn chị ở Hà Nội nhờ chuyển 400 triệu cho người TP.HCM, gọi mãi em không nghe máy nên tìm người khác để nhờ “gửi cho Sài Gòn”.

Sài Gòn của trăm nơi. Các tỉnh quanh Sài Gòn đã mở rộng khẩn cấp năng lực cung ứng giường hồi sức bệnh nhân nặng để cần sẽ giảm tải cho Sài Gòn. Câu chuyện Sài Gòn “nuôi cả nước” ai đó nói, Sài Gòn chỉ vì cả nước thôi vì thành phố này là của cả nước.

Nhưng giờ Sài Gòn mệt, 10 ngày nữa chắc mệt hơn khi gần 20 ngàn bệnh nhân hôm nay có người chuyển nặng và cứ 10 ngày số người nhiễm lại nhân đôi. Khi đó những vòng tay ấm sẻ chia là cần thiết. Và nơi nào cũng chuẩn bị sẵn phòng khi Sài Gòn mệt quá, chứ không đợi nói: “Bạn ơi, Sài Gòn mệt lắm!”.