Công dụng của củ kiệu mà có thể bạn chưa biết đến

Ngoài dưa chua, củ kiệu còn có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác, kết hợp với các loại thực phẩm như thịt, cá để nấu thành các món ăn ngon. Các món ăn với củ kiệu có thể giúp cơ thể phòng và chữa nhiều bệnh, nhất là những người sống ở vùng núi, lạnh, ẩm, gió và mưa nhiều. Theo kinh nghiệm dân gian nước ngoài, người ta dùng củ kiệu muối chua để hỗ trợ cai nghiện ma túy. Khi nghiện, họ ăn củ kiệu muối chua vào sáng sớm, khi vừa thức dậy và chưa ăn gì, hoặc dùng trước khi đi ngủ. Và còn rất nhiều những công dụng khác của củ kiệu mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong bài viết này.

Củ kiệu là gì?

Củ kiệu là gì?

Củ kiệu có tên khoa học là allium chinense; là một loại rau củ ăn được của họ Allium. Củ kiệu có nguồn gốc từ trung Quốc và được trồng ở nhiều nước khác với nhiều tên gọi như: tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông,… Củ kiệu là “họ hàng” gần với hành tây, hẹ tây, tỏi tây, hẹ và tỏi.

Cây củ kiệu thuộc cây thân thảo nhỏ, có thân hành màu trắng; hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 – 60cm, rộng 1,5 – 4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 – 60cm; mang 6 – 30 tán hoa màu hồng hay màu tím), củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.

Kiệu được trồng phổ biến để lấy củ và lá ăn. Với hương vị rất nhẹ và “tươi” nên củ kiệu thường; được dùng để làm dưa kiệu muối; lá dùng làm gia vị như một loại rau thơm.

Ngoài ra, củ kiệu còn được dùng để làm thuốc phòng và chữa nhiều loại bệnh; nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.

Tăng cường lưu thông máu cho cơ thể

Trong củ kiệu, đặc biệt là củ kiệu muối chua có chứa axit lactic; có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, giảm mỡ trong máu, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu hiệu quả. Đồng thời chất quercetin có trong củ kiệu làm giảm các bệnh liên quan đến tim mạch; kiểm soát các vi khuẩn có hại cho đường ruột.

Giải cảm, tăng cường sức đề kháng

Giải cảm, tăng cường sức đề kháng

Củ kiệu có vị cay, nóng và tính ấm cùng với các vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A, D, E, K, B12 có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả. Đồng thời trong củ kiệu cũng chứa những khoáng chất như canxi, sắt, magie; có khả năng tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Ngăn ngừa nguy cơ ung thư, chống oxy hóa trong cơ thể

Củ kiệu có chứa chất chống oxy hóa flavonoid dồi dào; cùng với các chất laxogenin, quercetin có trong củ kiệu giúp làm chậm sự phát triển của các tế bào gây hại, giúp ngăn chặn nguy cơ các bệnh ung thư phát triển hiệu quả.

Chất oxy hóa cùng với các vitamin A, D, E ngoài việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe còn giúp làm đẹp da; bảo vệ làn da chống lại sự tấn công của các gốc tự do gây lão hóa.

Kích thích tiêu hóa hiệu quả

Củ kiệu là thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng. Trong đó, món dưa kiệu muối chua có tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi khuẩn; như lactobacilli, acidophilus và L.plantarum rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời trong món dưa kiệu muối chua; vẫn còn giữ được một lượng lớn vitamin A, E và khoáng chất sắt, canxi, magie và lượng chất xơ; giúp cơ thể phòng chống bệnh táo bón hiệu quả.

Trên đây là những công dụng của củ kiệu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.