Gợi ý một số cách để nuôi dạy trẻ nhút nhát hiệu quả

Gợi ý một số cách để nuôi dạy trẻ nhút nhát hiệu quả

Nuôi dạy trẻ nhút nhát được xem là một thách thức lớn đối với các ông bố bà mẹ. Bởi con bạn rất ít tương tác với mọi người xung quanh. Điều này làm cho chúng ta lo lắng đến khả năng giao tiếp và ứng xử của trẻ. Nếu con của bạn hay trốn sau lưng bố mẹ, hay đứng quan sát hơn là tham gia vào trò chơi thì đây là dấu hiệu bạn cần chú ý. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số biện pháp để bé nhà bạn không còn nhút nhát, sống hòa đồng hơn với những người khác. Cùng theo dõi và khuyến khích bé nhé!

Đừng coi nhút nhát là điểm yếu của con

“Hầu hết trẻ em tỏ ra dè dặt khi gặp người lạ. Sự nhút nhát ban đầu chỉ là cách chúng ta bước vào một không gian mới và làm quen với những điều mới”, Koraly Pérez-Edgar, phó giám đốc Viện nghiên cứu khoa học xã hội thuộc Đại học Penn State cho biết.

Hãy hình dung buổi đầu tại một lớp mẫu giáo. Có thể một hoặc hai đứa trẻ háo hức chạy xung quanh xem xét mọi thứ. Nhưng phần lớn sẽ bám lấy bố mẹ hoặc cần dỗ dành trước khi vào lớp. Theo bà Pérez-Edgar, việc một đứa trẻ ngại ngùng khi đến một môi trường mới hoàn toàn bình thường và phù hợp về mặt phát triển.

Điều đó không có nghĩa trẻ lớn vẫn nhút nhát là bất thường. Nhiều bố mẹ muốn con nhiều bạn bè; luôn luôn là trung tâm trò chơi mà quên rằng việc chỉ có một – hai người bạn thân sẵn sàng động viên và lắng nghe cũng rất tốt.

Nhút nhát còn đem tới một số lợi ích. Người nhút nhát có xu hướng suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Từ đó điềm tĩnh và đáng tin cậy hơn. Đừng so sánh hướng ngoại hay hướng nội, mỗi người có một cách hòa nhập với xã hội khác nhau.

Đừng coi nhút nhát là điểm yếu của con

Đừng dán nhãn con bạn là nhút nhát – Cách nuôi dạy trẻ nhút nhát hiệu quả

Nhìn một đứa trẻ nấp sau lưng bố mẹ khi gặp ai đó chưa quen, người ta hay nhận xét: “Nó nhát quá”, dù không có ý xấu. Thậm chí, chính bố mẹ cũng nói như vậy để cho thấy đứa trẻ không vô lễ. Tuy nhiên, đây lại là điều không nên làm.

“Đừng dán nhãn con bạn là nhút nhát. Thay vào đó, hãy giải thích rằng con bạn cần thời gian để làm quen”. Y tá nhi khoa Kasey Rangan từ Bệnh viện Nhi Los Angeles khuyên. Cách giải thích trên cũng sẽ giúp người người hiểu con bạn hơn và ngừng dán nhãn bé.

Tạo cơ hội để bé giao tiếp với mọi người

Mọi đứa trẻ đều cần cơ hội thử những điều mới và gặp gỡ những người mới. Đối với trẻ nhút nhát, bố mẹ nên tránh đưa con vào những tình huống khiến chúng bị choáng ngợp hoặc cảm thấy không thoải mái.

Theo bà Pérez-Edgar, một số nghiên cứu chỉ ra rằng đi học vài ngày trong tuần hoặc tham gia một câu lạc bộ, nhóm nào đó cũng đủ giúp trẻ nhút nhát học hỏi kỹ năng xã hội. Nếu muốn thúc đẩy con thêm một chút, nữ chuyên gia gợi ý bố mẹ có thể đi cùng con trong thời gian đầu. Ví dụ, Pérez-Edgar từng đưa con đến lớp thể dục; và ngồi gần chỗ con tập trong buổi học đầu tiên. Buổi thứ hai, bà lùi lại và dần chuyển sang khu vực của phụ huynh.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng con bạn luôn mất một chút thời gian “khởi động” trước khi bắt đầu khám phá.

Tạo cơ hội để bé giao tiếp với mọi người

Không bao giờ ép buộc – Cách nuôi dạy trẻ nhút nhát hiệu quả

Không được phép trở nên thiếu kiên nhẫn với bé. Hoặc cố gắng ép buộc con tương tác với người khác khi trẻ chưa sẵn sàng. Làm như vậy có thể gây hại nhiều hơn là lợi. Thay vào đó, hãy tạo ra nhiều sự thoải mái và nỗ lực; tác động bền bỉ không ngừng.

Hãy dành lời khen đúng đắng và không nên la mắng

Khi trẻ làm đúng và hoàn thành tốt một công việc nào đó, cha mẹ hãy nên động viên và khen ngợi chúng nhưng hãy thật rõ ràng nhé, những cha mẹ đừng nên nói những câu đại loại như này: “Con rất ngoan, con thật là giỏi” mà thay vào đó hãy nên nói một cách rõ ràng là: “Mẹ rất thích cách con dọn dẹp phòng của mình, con đã biết cách sắp xếp rồi đấy”.

Nếu như con trẻ làm điều gì đó chưa đúng thì cha mẹ cần phải giải thích và chỉ ra những chỗ sai để giúp con biết vì sao mình sai và có thể sửa sai đúng cách nhé. Hãy đừng nên la mắng con, nếu tức giận cũng vẫn hay nên cho con biết vì sao chúng sai và nếu con vẫn sai con sẽ bị phạt. Làm như vậy sẽ khiến trẻ hiểu rằng nếu không có những sai lầm thì sẽ không thể tiến bộ lên được.

Quan tâm đến cảm nhận của trẻ

Phụ huynh nên cho trẻ cơ hội nói về những cảm nhận của mình khi khám phá các tình huống mới. Pérez-Edgar gợi ý bố mẹ nên gợi mở bằng những câu đơn giản như: “Con thấy hôm nay thế nào? Con có thích tới lớp học bơi không”.

“Mục đích ở đây là để trẻ nói ra các hạn chế của mình. Và bố mẹ hãy tôn trọng những gì chúng chia sẻ”, Pérez-Edgar phân tích. Nếu làm được điều này, phụ huynh sẽ hỗ trợ trẻ xây dựng niềm tin. Sau này, ngay cả lúc đã lớn, con vẫn cảm thấy yên tâm khi chia sẻ về nỗi lo, khó khăn trong việc tìm ra chỗ đứng với bố mẹ.

Quan tâm đến cảm nhận của trẻ

Bố mẹ nên biết khi nào con cần được giúp đỡ

Nếu cảm thấy con mình nhút nhát cực độ. Ví dụ như cáu giận mỗi khi đi học, khó kết bạn; hoặc khả năng giao tiếp xã hội không hề được cải thiện ngay cả trong những tình huống có hỗ trợ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

“Bạn nên lo lắng nếu trẻ không bao giờ ‘khởi động’. Không bao giờ vui vẻ khi bước vào tình huống mới và không thể tìm thấy vị trí thích hợp cho bản thân”, Pérez-Edgar khuyến cáo. Nếu thực hiện đúng, các biện pháp can thiệp tâm lý sẽ đem tới kết quả tốt. Thậm chí phòng tránh chứng lo âu xã hội cho những đứa trẻ nhút nhát.

Dù thế nào, hãy nhớ chìa khóa là sự chấp nhận. Không có gì sai khi nhút nhát và bố mẹ nên nói với trẻ rằng mình yêu toàn bộ con người con, bao gồm cả tính nhút nhát ấy.