Dược tính và các bài thuốc hay từ cây mía

Dược tính và các bài thuốc hay từ cây mía

Nước mía là một loại nước giải khát rất quen thuộc có ở hầu khắp các tỉnh thành. Vào mùa hè nóng nực, được uống một ly nước mía khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái. Tuy nhiên, cây mía cũng có rất nhiều công dụng quý đối với sức khỏe. Cây mía có vô số tác dụng đối với sức khỏe con người như chữa sỏi thận, chữa bệnh vàng da, chống nhiễm trùng và ngăn ngừa ung thư.

Mía thuộc họ Andropogoneae, chi Saccharum, có nhiều ở vùng ôn đới hoặc nhiệt đới ấm áp Nam Á và được dùng để sản xuất đường. Thành phần chính của cây mía là đường sucrose, tích tụ trong thân cây. Sau khi sucrose được chiết xuất và tinh chế trong một nhà máy đặc biệt, nó có thể được sử dụng làm nguyên liệu thô trong ngành công nghiệp thực phẩm hoặc sản xuất ethanol lên men. Nào cùng với wcbison.com tìm hiểu chi tiết thông tin chữa bệnh từ cây mía qua bài viết bên dưới nhé!

Một số tác dụng kỳ diệu từ mía

Một số tác dụng kỳ diệu từ mía

Chữa vàng da

Nước mía là một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh vàng da – một căn bệnh do sự hiện diện của sắc tố màu vàng trong billirubin máu. Bệnh này xảy ra do chức năng gan giảm. Tuy nhiên, nước mía có khả năng khôi phục lại sức khỏe của các chức năng gan, vì thế mà nước mía có thể chữa bệnh vàng da.

Chữa lành các ổ nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được hạn chế và chữa khỏi với một ly nước mía hàng ngày.

Tốt cho người bệnh sỏi thận

Sỏi thận xảy ra do tình trạng mất nước trong cơ thể. Vì vậy, để tái hydrat hóa cơ thể, bạn có thể thử uống nước mía một cách thường xuyên. Nước mía cũng có một thành phần tự nhiên có thể phá vỡ sỏi thận.

Người tiểu đường vẫn có thể ăn, uống nước mía nhưng với một lượng vừa phải chưa không cần phải kiêng tuyệt đối. Ảnh: minh họa

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Nước mía tốt cho bệnh nhân tiểu đường của cả 2 tuýp vì nước mía có chứa một chất làm ngọt tự nhiên. Vì vậy, nó không gây nguy hiểm hoặc làm tăng đường huyết. Người bệnh vẫn có thể ăn, uống nước mía nhưng với một lượng vừa phải chưa không cần phải kiêng tuyệt đối.

Giàu chất dinh dưỡng

Nước mía rất giàu vitamin và khoáng chất như phốt pho, sắt, kali, canxi và magiê. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy nước mía có thể giúp phục hồi sự thiếu hụt các vitamin trong cơ thể do sốt cao.

Chữa các bệnh cúm và cảm lạnh

Nếu bạn nghĩ rằng uống nước mía sẽ làm trầm trọng thêm chứng đau họng của bạn thì quả là sai lầm bởi vì nước mía thực sự có thể giúp chữa lành các ổ viêm nên sẽ làm giảm bệnh viêm họng, cảm lạnh và cúm.

Một số bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm dạ dày có thể được hạn chế và chữa khỏi với một ly nước mía hàng ngày.

Ngăn ngừa ung thư

Do có chứa nhiều kiềm trong thành phần nên nước mía có thể ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, ung thư phổi và ung thư vú.

Giữ ẩm cơ thể

Hiện tượng cơ thể mất nước vẫn là một căn bệnh thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa hè. Vì vậy để ngăn chặn điều này, bạn có thể dùng nước mía để nhiệt độ cơ thể được duy trì thấp hơn và làm ẩm cơ thể.

Dược tính và các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây mía

Dược tính và các bài thuốc chữa bệnh hay từ cây mía

Dược tính cây mía

Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế, vị. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Trị thử nhiệt làm tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng; viêm khí phế quản, ho đau rát họng, tiểu ít tiểu rắt; nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Rễ mía tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chữa sỏi tiết niệu. Dùng 500 – 1000g/ ngày, ép lấy nước. Sau đây là một số thực đơn chữa bệnh có nước mía.

Các bài thuốc hay

Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho người bị sốt, khô họng, tiểu rắt.

Nước mía gừng tươi: nước mía ép 50 – 100ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Trị trào ngược dạ dày thực quản, nôn ra thức ăn dịch vị.

Nước mía nóng: nước mía ép, đun cách thuỷ đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho người bị nôn oẹ, nôn khan dai dẳng (nhiễm độc thai nghén, kích ứng ho gà…).

Cháo kê nước mía: nước mía 400g, hạt kê xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.

Nước mía ngó sen: nước mía 500 – 100g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hoà lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu cấp (tiểu rắt buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).

Nước mía củ cải bách hợp: nước mía 100ml, nước ép củ cải 100ml; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ. Dùng cho người viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.

Ngũ trấp ẩm: nước lê, nước mã thầy, nước lô căn, nước mạch môn, nước giá đỗ; lượng bằng nhau, hòa chung uống hoặc hấp cách thủy uống. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị ôn bệnh làm tổn thương tân dich, miệng háo khát, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng (chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi).