Cô dâu gọi điện cầu cứu cảnh sát vì bị gia đình ép buộc kết hôn

,Nhắc đến thủ tục ép cưới có lẽ chỉ diễn ra thời xa xưa, phong kiến. Ấy vậy nhưng tại Ấn Độ điều này chiếm đến 85% các cô dâu bị cưỡng ép kết hôn không có tình yêu. Theo tin tức truyền thông mới đây, một cô dâu tại đất nước này đã không thể chịu được cuộc hôn nhân sắp đặt, đã quyết định hủy hôn ngay giữa đám cưới và gọi điện cầu cứu cảnh sát. Điều này nhanh chóng nhận được xôn xao bàn tàn từ dư luận. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về tin tức này nhé.

Bị ép lấy chồng, cô dâu báo cảnh sát đến dẹp đám cưới

Theo cảnh sát, cô dâu bị gia đình lôi đến đám cưới dù luôn phản kháng. Khi hôn lễ diễn ra, cô gái này không hợp tác với bất kỳ yêu cầu nào từ phía nhà trai. Khiến chú rể và họ hàng của anh này vô cùng tức giận.

Đến lúc cảm thấy mình không thể chịu đựng được cuộc hôn nhân sắp đặt này. Cô dâu đã quyết định hủy hôn và gọi điện báo cảnh sát. Ngay sau đó, cảnh sát Pramod Makeshwar và các đồng nghiệp đã có mặt tại đám cưới.

Tất cả những người tham gia đám cưới đã rất phẫn nộ với quyết định đột ngột của cô dâu. Hai bên gia đình đã tranh cãi rất dữ dội, thậm chí còn xông vào đánh nhau. Thấy việc can ngăn không còn tác dụng, cảnh sát có mặt thời điểm đó. Đã áp giải những người kích động về đồn để giúp họ bình tĩnh lại. Sau một hồi khuyên nhủ cũng như hòa giải giữa cô dâu và gia đình chú rể. Hai bên đồng ý chấm dứt cuộc hôn nhân không tình yêu này.

cô dâu báo cảnh sát đến dẹp đám cưới

Ông Pramod Makeshwar cũng tiết lộ thêm, trước khi đám cưới diễn ra. Cô dâu nói với mẹ đẻ là đã có người yêu, nhưng người phụ nữ này không chấp nhận. “Đó là luật bất thành văn của gia đình này, không ai được phản kháng”, bà tuyên bố và vẫn háo hức tổ chức đám cưới. Tuy vậy, cô dâu đã dũng cảm cứu lấy cuộc đời mình.

Hôn nhân cưỡng ép là một vấn đề dai dẳng ở Ấn Độ

Thông tin được đăng tải sau đó thu hút sự chú ý của nhiều người dân Ấn Độ. Đa phần họ thể hiện sự khâm phục của mình với hành động dũng cảm của cô dâu. “Hiếm thấy người phụ nữ nào lại phản kháng được tục lệ kết hôn sắp đặt ở đất nước này”, một người bình luận.

Không chỉ có 85% số phụ nữ bị ép kết hôn do người nhà. Và người mai mối sắp đặt mà Ấn Độ hiện là nước có nhiều cô dâu tuổi vị thành niên hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Những cô dâu này hầu hết đều bị cưỡng ép vào một cuộc hôn nhân. Khi còn chưa đủ lớn để hiểu thế nào là lấy chồng.

Theo thống kê của Girls Not Brides, tổ chức phi chính phủ chuyên vận động. Cho việc chấm dứt nạn tảo hôn trên thế giới có trụ sở ở Anh. Hơn 1/4 bé gái Ấn Độ bị gả chồng trước tuổi 18.

Pintu Paul, nhà nghiên cứu về tảo hôn tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Khu vực của Đại học Jawaharlal Nehru, cho biết hôn nhân cưỡng ép là một vấn đề dai dẳng ở Ấn Độ. Đặc biệt, khi hàng triệu người mất việc làm do đại dịch Covid-19, vấn đề này ngày càng trầm trọng.

“Các gia đình nghèo cho con gái kết hôn để giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình”, Paul nói, cho biết thêm phần lớn nữ sinh dưới 18 tuổi rất có thể bị buộc nghỉ học để lấy chồng.

Nên làm gì khi mắc kẹt trong hôn nhân

Nên làm gì khi mắc kẹt trong hôn nhân

Không phải cặp vợ chồng không hạnh phúc nào cũng sẵn sàng ly dị. Nhiều trường hợp vẫn ở cạnh nhau, nhưng thấy như bị mắc kẹt.

Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào cải thiện cuộc sống để hai vợ chồng bớt cảm thấy mặc kẹt. Tiến sĩ Marty Nemko, chuyên gia tư vấn sự nghiệp và đời sống người Mỹ, gợi ý hai điều.

Làm những gì cả hai vợ chồng đều thích

“Đó có thể là sex, xem tivi, đi chơi với các đôi vợ chồng khác”, tiến sĩ Nemko gợi ý. Các hoạt động này thay đổi tùy từng gia đình nên hãy thử suy nghĩ xem vợ chồng bạn thích cùng nhau làm gì. Có những người chỉ cần ở trong một phòng là đủ, dù mỗi cá nhân làm một hoạt động khác nhau, ví dụ chồng đọc sách còn vợ chơi game.

Thay thế thời gian dành cho vợ/chồng bằng thời gian dành cho bản thân hoặc bạn bè, gia đình

Nếu cảm thấy ngột ngạt vì ở cạnh nửa kia quá nhiều, bạn hãy chủ động dành thời gian cho bản thân. Thay vì chỉ gọi điện cho bạn bè và gia đình, hãy ra ngoài gặp họ hoặc đi chơi xa với nhau.