Bệnh nhân F0 nên tập thở như thế nào?

Bệnh nhân F0 nên tập thở như thế nào?

Với những bệnh nhân bị nhiễm Covid 19, thì phổi là bộ phận bị tàn phá mạnh nhất. Chính vì thế dẫn tới việc họ bị thiếu oxy trầm trọng và dễ tử vong trong thời gian ngắn. Thật ra theo nhiều nghiên cứu thì thường ngày con người chưa sử dụng hết dung tích phổi của chính mình. Chính vì vậy trong trường hợp sống còn này bạn hãy tập thở đúng cách. Đây chính là biện pháp giúp bạn tận dụng được hết dung tích của lá phổi. Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn bạn ba bài tập thở do các bác sĩ truyền thu. Dù bạn bị hay chưa chúng tôi vẫn khuyên bạn tập luyện để có thể ứng phó trong mọi tình huống.

Tại sao bệnh nhân F0 phải tập thở?

Các bài tập thở và thế nằm được khuyến cáo cho bệnh nhân Covid-19 gặp tình trạng khó thở không chỉ đơn giản là để thoải mái hơn. Nếu bạn kiên trì thực hiện, kết hợp với việc tập hít thở sâu. Nhiều trường hợp chức năng hô hấp sẽ được cải thiện, qua khỏi nguy hiểm. Có thể hiểu một cách dân dã: bình thường bạn hiếm khi sử dụng hết lá phổi của mình. Khi nằm, ngồi theo các thế nói trên, bạn sẽ huy động được toàn bộ lá phổi. Do đó việc hô hấp được dễ dàng hơn, giúp cải thiện được chỉ số SPO2 (nồng độ ôxy trong máu ngoại vi).

Tại sao bệnh nhân F0 phải tập thở

Các bài tập thở chúm môi giúp hơi thở dài hơn; thở bụng và thở ngực kết hợp tay sẽ tăng dung tích phối, cải thiện tình trạng khó thở. Theo hướng dẫn “Sổ tay sức khỏe Covid-19” được biên soạn bởi các giảng viên Đại học Y dược TP HCM. Bài tập thở có tác dụng quan trọng với người bệnh Covid-19. Nó giúp cải thiện tình trạng hô hấp bị suy giảm. Dưới đây là các bài tập thở:

Ba bài tập thở cho bệnh nhân F0

Khi cảm thấy khó thở thì nên thử tập thở trước rồi mới thử đến thế nằm. Đơn giản là ngồi thẳng, hít vào bằng mũi thật sâu. Tập trung hơi ở bụng, sau đó thở ra từ từ bằng miệng. Không chỉ cải thiện chức năng hô hấp mà cách thở này còn giúp giảm lo âu. Nó giúp bạn bình tĩnh lại và nhờ đó phân loại được luôn các tình huống “báo động giả”: không phải khó thở vì Covid-19 mà lo lắng quá nên cảm thấy khó thở. Tình huống này gặp nhiều và bệnh nhân thường nhanh chóng hết cảm thấy khó thở sau đó.

Bài tập thở kiểu chúm môi

Mím môi và hít vào bằng mũi trong hai nhịp, giữ 3-5 giây nếu không khó thở sau khi hít vào. Chúm môi như đang thổi sáo và thở ra từ từ bằng miệng trong 4 nhịp.

Bài tập thở bằng bụng

– Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng để cảm nhận di động của ngực và bụng.

– Hít vào bằng mũi, mím môi, bụng phình ra, tay ở bụng nhô lên. Thở từ từ bằng miệng, môi chúm lại giống như thổi sáo, bụng xẹp xuống, tay ở bụng hạ xuống.

– Hít vào 1-2 nhịp thở ra 1-2-3-4 nhịp. Lúc thở ra gấp đôi lúc hít vào.

Bài tập thở bằng bụng

Bài tập thở ngực kết hợp tay

– Người bệnh đưa tay lên mở rộng lồng ngực kèm hít vào. Có thể giữ hơi thở lại khoảng 3-5 giây nếu như không gây khó thở.

– Đưa tay xuống kèm thở ra bằng phương pháp chúm môi.

Lưu ý trong quá trình tập thở khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức. Kết hợp động tác thở chúm môi với thở bụng hoặc thở ngực kết hợp tay vào trong một lần hít thở. Bạn nên luyện tập thường xuyên ít nhất ba lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút. Hai động tác này có thể thực hiện trong cả lúc ngồi hoặc nằm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ Calvin Q Trịnh.