Những người phụ nữ cầu toàn trong gia đình

Người phụ nữ cầu toàn

Xã hội ngày nay chứng kiến rất nhiều người phụ nữ cầu toàn. Những người vợ, người mẹ trong gia đình, họ có vai trò bà chủ nhà. Vì vậy họ thường đặt cho mình những yêu cầu quá cao. Và để thực hiện được họ lại yêu cầu những thành viên khác trong gia đình phải phối hợp. Để họ hoàn thành mục tiêu mà mình đặt ra. Chính vì vậy mà không khí gia đình đôi lúc nặng nề và xa cách. Việc này diễn ra thường xuyên và đôi khi đó là lý do ly hôn của một số cặp vợ chồng.

Một tay lo liệu, thu xếp công việc gia đình – câu chuyện của người phụ nữ cầu toàn

Cho dù con cái đã lập gia đình

Nhắc tên chị, một người đồng nghiệp với tôi, thì ai cũng “nghiêng mình nể phục”. Nể phục ở cái tài nội tướng trong gia đình. Trong nhà ai cũng “răm rắp” tuân theo ý chị bất kể vấn đề nào.

Mặc dù hai đứa con đã có gia đình. Còn ông chồng là giám đốc một công ty xây dựng với hàng trăm nhân viên. Vậy mà từ chuyện quần áo, ăn mặc, tóc tai cho đến xe cộ, đi đứng, học hành, công việc… của các thành viên trong nhà đều do một tay chị lo liệu, thu xếp.

Mỗi lần ai làm trái ý là chị làm mặt lạnh, giận hờn có khi đến cả tuần. Chị nói tại cái số mình hay lo. Nên quanh năm suốt tháng phải nhọc nhằn như vậy. Nhiều khi cũng muốn buông bớt lắm chứ, nhưng cứ sợ hư bột hư đường nên thôi. Còn lo được bao lâu thì gắng sức mà lo vậy.

Bữa cơm gia đình

Vẫn lo lắng dù con cái đảm đang, khéo léo

Đó cũng là tâm trạng, nỗi ưu tư nặng trĩu trong lòng chị họ của tôi. Một chuyên viên thẩm định dự án, mỗi khi có việc phải đi xa nhà. Mặc dù hai cô con gái trong nhà cũng khéo léo không thua gì mẹ.

Lần nào cũng vậy, trước chuyến công tác cả tuần chị đã phải tất bật với hàng trăm thứ việc không tên. Nào là chợ búa mua sắm thực phẩm, chế biến thức ăn. Rồi phân ra từng hộp nhựa, dán nhãn cẩn thận từng loại. Để mấy cha con ở nhà cứ theo thực đơn dán sẵn trên tủ lạnh biết ngày nào phải ăn món gì.

Đó là chưa kể hàng chục sticker với đủ màu sắc dán khắp nơi. Từ phòng khách, phòng ngủ cho đến gian bếp, bàn ăn, thậm chí cả trong… nhà tắm nữa. Vậy mà đã yên tâm được đâu, vừa đặt chân đến nơi là gọi ngay video call cho chồng con. Để “nắm tình hình ở nhà”. Nghe qua ai cũng cảm thông cho các chị, những người phụ nữ đảm đang quá sức tưởng tượng. Mà nhìn rộng ra, đâu phải hiếm gặp những người như các chị.

Bao đời nay phụ nữ cứ tận tụy, cứ hy sinh, miếng ăn ngon đến miệng vẫn lo chồng con ở nhà đói. Khi người ta lo tận hưởng, lo vui chơi. Thì lòng dạ người phụ nữ lúc nào cũng không yên vì bao chuyện phải sắp xếp, lo lắng…

Gánh nặng việc nhà

Đừng luôn buộc bản thân cầu toàn

Xã hội hiện đại, người phụ nữ phải chịu quá nhiều áp lực. Làm một người mẹ hoàn hảo, một người nội trợ đảm đang. Hoàn thành tốt công việc ngoài xã hội. Bổn phận với cha mẹ hai bên… Trong khi đó, đàn ông chỉ cần giỏi giang ngoài xã hội thì mặc nhiên họ là những người thành công.

Người ta vẫn hay nói phụ nữ là phái yếu, có quyền dựa dẫm vào đàn ông. Nhưng xem ra với những áp lực cuộc sống thì làm phụ nữ thật chẳng dễ dàng. Chạy đua với công việc, bao trách nhiệm trên vai. Nhiều người phụ nữ sống vô cùng mệt mỏi và chịu đựng.

Đừng cố gắng làm một người hoàn hảo. Chuyện gì cũng cố gắng làm hết sức để rồi chẳng có giây phút nào rảnh rang thư giãn. Đầu bù tóc rối cả ngày. Khi ngẩng lên thì gia tài của mình chẳng có gì ngoài những lời khen đầu môi của thiên hạ.

Hy sinh tận tụy nhưng đâu phải lúc nào công lao của người phụ nữ cũng được đề cao. Lắm khi đàn ông xem những việc đó là điều người vợ, người mẹ bắt buộc phải làm. Nói cách khác, đôi khi chính sự vô tâm, thói ỷ lại của cánh đàn ông. Đã khiến các chị em phải cầu toàn hơn nữa.

Đừng đòi hỏi người thân thuộc phải cầu toàn

Tiến sĩ tâm lý học Adrian Furnham cho rằng. Những người theo chủ trương hoàn hảo thường thấy bản thân mình rất dễ bị tổn thương. Và họ thường bị ám ảnh bởi sự thất bại, thiếu quyết đoán và từ đó sẽ thường gặp thất bại nhiều hơn.

Thực tế trong cuộc sống cho thấy không ai là người hoàn hảo. Tương tự như cây bút chì luôn sử dụng cùng cục tẩy. Cho nên đừng đòi hỏi quá mức nơi mình cũng như những người thân thuộc. Luôn phải toàn vẹn trong mọi chuyện, mọi vấn đề.

Chỉ nên nắm giữ vài điều cần thiết là quan trọng. Còn lại hãy buông bỏ bớt để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Hơn là cả đời cứ phải gắng gượng trở nên hoàn hảo trong mắt mọi người.

quán xuyến việc gia đình

Hậu quả của chủ nghĩa hoàn hảo là gì?

Hậu quả chính của việc cầu toàn là khiến cho con người ta không thể nào sống một cuộc sống hoàn hảo. Có nghĩa rằng nếu bạn là một người cầu toàn. Thì hãy chấp nhận sự thật rằng cuộc sống sẽ không bao giờ hoàn hảo như bức tranh bạn tự vẽ ra cho mình.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn tin rằng. Những người theo chủ nghĩa hoàn hảo thường thiếu tính linh hoạt trong nhận thức. Nếu xét về mặt thực tế thì đây không phải là một điều quá ngạc nhiên. Những người theo chủ nghĩa cầu toàn thường không bao giờ nhìn thấy những lựa chọn khác. Ngoài phương án mà họ đã đề ra. Họ có một con đường lý tưởng trước mắt và không còn bất kỳ lựa chọn nào khác. Họ chỉ có thể thành công hoặc thất bại trong việc đạt được mục tiêu lý tưởng của mình.

Ngoài ra, hậu quả của chủ nghĩa hoàn hảo cũng có thể dẫn đến việc khiến cho những mối quan hệ trở nên khó khăn. Mọi người xung quanh có thể né tránh bạn. Vì thường không ai muốn mình bị soi mói, chỉ trích và bị chỉ ra những điểm sai sót của mình cả. Những người cầu toàn thường có những tiêu chuẩn cao cho bản thân và cả cho những người khác. Do đó, những người xung quanh không đáp ứng được những tiêu chuẩn đó. Sẽ dễ bị phán xét liên tục cho tới khi họ không chịu nổi và chủ động rời đi.