Nên làm gì khi vợ chồng cùng nghỉ dịch ở nhà

ở nhà nghỉ dịch 'chẳng sợ gì, chỉ sợ chửa'

Theo chỉ thị giãn cách xã hội nên nhiều người phải làm việc tại nhà. Nhiều đôi vợ chồng nghỉ dịch ở nhà chỉ sợ vợ chồng nhìn nhau nhiều quá đâm ra cãi nhau hay chán nhau dẫn đến xích mích khó lường. Nhưng mới đây trên tin tức có một người vợ lại tâm sự rằng mình “chẳng sợ gì, chỉ sợ chửa” vì chồng một ngày không biết nháy vợ vào phòng mấy lần. Mời bạn cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây về lời khuyên từ chuyên gia khi vợ và chồng cùng ở nhà giãn cách.

Giãn cách xã hội không sợ đói, chỉ sợ “chửa”

Tâm sự vui vui của người vợ trong những ngày giãn cách chống dịch khiến nhiều người phì cười. Theo như những gì cô vợ kể thì hai vợ chồng cô lấy nhau đã được 8 năm. Đẻ sòn sòn 3 đứa con gái. Nhà chồng khát thằng cu nên cứ muốn hai vợ chồng đẻ thêm, lại được ông chồng “nhu cầu” cũng cao nữa.

Nghỉ dịch cứ ở nhà với nhau, loanh quanh lại nghe chồng gạ. Nhiều khi anh chồng cứ như gà trống chạy theo gà mái, suốt ngày khều chân vợ “làm thằng cu đi em”. Đứa con nhỏ nhất vẫn ngủ cùng hai vợ chồng nhưng đêm nào chồng cũng sốt ruột gạ gẫm. Khiến vợ phải cáu lên “từ từ đã”, rồi anh chồng còn chốc nhát lại nhỏm lên ngó xem con đã ngủ chưa.

vợ chồng cùng ở nhà

Ở nhà nghỉ dịch 2 tuần, cô vợ không sợ đói vì vẫn còn siêu thị dưới nhà. Và đồ ông bà ngoại dưới quê gửi lên cho, nhưng lại chỉ sợ mỗi… chồng. Nhiều khi chỉ đi lướt qua thôi chồng cũng nhấm nháy: “Vào phòng anh bảo cái”. “Em mà không chiều thì lão lại đứng ngồi không yên. Lúc nào cũng bứt rứt kiểu như bị cái thứ gì nó vật vậy. Có lúc lão còn giở cả khổ nhục kế ra, nhận rửa bát, quét nhà, dỗ trẻ con ngủ, đổi lại vợ phải chiều chuộng mình.

Sợ chửa vì đã sinh 3 đứa con

Nhà em thì ở chung cư có mấy chục mét vuông, ra đụng chồng, vào cũng bị chồng gạ đến là sợ. Nhiều lúc em phải lấy con ra làm cái cớ để trốn. Thế mà lão vẫn nịnh nọt trẻ sang phòng bên chơi đồ hàng rồi chốt cửa lại “xử” vợ.

Đợt này em lại chưa đặt vòng, lão nhà em thì hãi nhất là dùng bao cao su. Mấy ngày trước đúng vào kỳ rụng trứng mà việc nọ việc kia. Em quên biến mất không mua thuốc khẩn cấp uống, nhớ ra thì trễ mất rồi. Giờ em lại cứ ngồi lo ngay ngáy mình dính bầu các chị ạ”, người vợ viết.

“Kinh nghiệm đau thương” từ khi đẻ ba đứa con gái. Đã cho người vợ thấy là cô chẳng được giúp gì nhiều khi sinh con. Một mình đầu bù tóc rối với ba đứa. Đã vậy ba lần trước đều sinh khó, chết đi sống lại. Nên bản thân cô toàn lén uống thuốc tránh thai để kế hoạch chuyện sinh nở.

Sợ chửa vì đã sinh 3 đứa con

“Nghĩ mà nó chán, em đang một nách ba đứa con chồng cũng chẳng tha. Đàn ông đúng là vô tâm, cứ bắt vợ chiều chuộng nhưng lúc chửa đẻ mệt mỏi đau đớn họ cũng có gánh được cho vợ đâu. Giờ em đang chờ xem vài hôm nữa mua que thử, chỉ mong trượt thôi các chị ạ. Chứ mà chửa nữa thì đúng là khổ”, người vợ kết luận.

Một câu chuyện vui mùa dịch có phần “cá biệt” trong rất nhiều câu chuyện. Phản ánh không khí đằng sau cánh cửa mỗi gia đình những ngày giãn cách. Thế mới biết nghỉ dịch ở nhà, nỗi lo không chỉ có mỗi chuyện vợ chồng đi ra đi vào nhìn thấy nhau phát chán dẫn đến cãi nhau, mà… yêu quá cũng thành khổ nhau.

Nghỉ hè thời Covid: Sáng ‘mắng’ con, chiều ‘mắng’ chồng

Tôi đang không biết nên vui hay buồn với kế hoạch nghỉ hè thời Covid của vợ. Vợ tôi là người cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo trong khi tôi và 2 con (lớp 4 và lớp 6) thì ngược lại.

Sáng 6h, cô ấy đã lùa cả nhà dậy, đi bộ quanh chung cư. Người nào bảo không đi sẽ bị vợ tôi mắng với lý do tập thể dục nâng cao thể lực, sức đề kháng, có sức khỏe là có hết. Cô ấy còn nháy mắt với tôi: “Khoẻ để hai người vui”. Thế là 3 bố con tôi nếu không muốn nghe bài ca ấy, chỉ có dậy nhanh thôi.

Sau khi đi tập về, vợ tôi sẽ có màn căn dặn trưa ở nhà, 3 bố con ăn gì, tự nấu món gì, món nào có sẵn và đặc biệt uống nước hoa quả tăng sức đề kháng. Vừa thấy mắc cười nhưng tôi cũng thấy “ngan già” nhà mình đáng yêu lạ. Mẹ của các con tôi sau đó lướt đi như cơn gió. Tôi làm việc, hai cậu ấm được chơi tự do 1 tiếng rồi đọc sách theo kế hoạch mẹ đề ra. Thỉnh thoảng, bà xã ở công ty nhìn qua camera nhà bằng điện thoại, lại réo lên: “Quân, ngẩng cao mặt lên, đọc sách cúi gằm thế, mắt cận bây giờ!” hay “Hà, chưa hết giờ đọc sách” (Quân và Hà là con trai tôi).

Trưa là giờ ăn và không thể thiếu “đặc sản” là lời dặn dò của vợ tôi qua điện thoại liên tục. Nào là ăn món này thế nào, ăn món kia trước nhé, nhớ uống nước trái cây…. Có lúc phát bực, bảo vợ sao dặn dò như trẻ con vậy, thế là cô ấy lại tuôn ra một tràng không nghỉ. Thôi, tôi lại tự nhủ lần sau cứ: “Ừ” một câu để khỏi bị mắng.

Lời khuyên từ chuyên gia khi vợ chồng cùng ở nhà giãn cách

Lời khuyên từ chuyên gia

Các chuyên gia hôn nhân gia đình cho rằng giai đoạn giãn cách. Mọi người đang chuyển từ trạng thái dịch chuyển, ra ngoài rất nhiều sang trạng thái “đóng”. Ở trong nhà nhiều hơn, nếu không muốn cuộc sống gia đình bị xáo trộn đột ngột thì tốt hơn hết. Các thành viên nên chủ động lên lịch sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh mới. Có kế hoạch giờ giấc rõ ràng cho những hoạt động cả nhà sẽ cùng nhau làm trong ngày.

Ví dụ thời gian cùng nhau ăn sáng, đọc sách, bố mẹ chơi cùng con cái. Thời gian cả nhà cùng nấu bữa tối, dọn dẹp nhà cửa, rèn luyện thể chất v.v. Một khi đã có kế hoạch cho các hoạt động bận rộn trong ngày. Thì sẽ tránh được những khoảng thời gian “nhàn cư vi bất thiện”.

Các chị em thì cho rằng sinh thêm con nữa hay không, quyền quyết định là ở người phụ nữ. Bởi “gái chửa cửa mả”, việc sinh con có khi nguy hiểm đến cả tính mạng. Nếu không đủ sức khỏe để sinh thì không nên mạo hiểm chỉ vì chiều theo ý chồng. Hay ý nhà chồng hay mong muốn của bất kỳ ai khác.

Thêm nữa, nếu quyết định sinh con, thì chồng phải có trách nhiệm hỗ trợ. Giúp đỡ vợ chăm con, để vợ có thời gian chăm sóc bản thân. Tái tạo năng lượng, tái tạo sức lực, không biến việc có con. Một chuyện hạnh phúc – trở thành nỗi sợ hãi nhớ đời.