Trong bối cảnh tình hình dịch covid-19 ngày càng phức tạp., không biết bao nhiêu người dân đi làm xa quê bị thất nghiệp. Dịch đâu đâu cũng đóng cửa, mọi thứ bị trì trệ. Rất nhiều người vì không thể trụ nổi nơi thành phố mà đành phải bỏ về quê, nhưng lúc này các xe khách, xe đò hay tàu đều đóng cửa. Việc đi về lại càng khó khăn hơn. Họ đã phải đi bộ, đi xe đạp hàng trăm cây số để về đến nhà.
Mới đây một nam thanh niên đã đạp xe về quê vì dịch thất nghiệp. Tuy nhiên, anh thanh niên này lại đang trong tình trạng sức khỏe rất yếu nên qua chốt của các nhân viên y tế đã kịp thời hồi phục sức khỏe cho anh để an toàn về nhà. Cùng wcbison điểm qua tin tức này ngay sau đây.
Thanh niên nghèo đạp xe về quê vì dịch không có việc làm trong tình trạng sức khỏe rất yếu
Ngày 25/7, ông Nguyễn Hải, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phước Diêm (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận). Chia sẻ câu chuyện này trên tài khoản facebook cá nhân của mình. Câu chuyện nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhiều người mong muốn hỗ trợ cho hoàn cảnh của anh thợ hồ này.
Tuy nhiên, trao đổi cùng PV, ông Nguyễn Hải cho biết. Sự việc đã xảy ra từ ngày 20/7 và đến nay anh thanh niên trên đã được đưa về quê an toàn.
Ông Hải cho biết: “Khoảng 16h ngày 20/7. Hôm đó là ca trực của tôi tại chốt kiểm dịch Covid-19 Cà Ná (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận). Đang trực thì tôi cùng các anh em trong chốt thấy một thanh niên đi xe đạp tới khai báo y tế. Nhận thấy mặt mày anh thanh niên này xanh xao nhợt nhạt. Sức khỏe yếu nên các thành viên chốt đã mời anh vào hỏi thăm tình hình”.
Sau khi khai thác thông tin được biết anh tên Nguyễn Bá Nghĩa (sinh năm 1995, quê ở Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Anh Nghĩa vào huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận để làm phụ hồ từ đầu năm 2021. Do ảnh hưởng dịch bệnh. Nên anh Nghĩa không có việc làm ổn định hơn 3 tháng qua, phải vay mượn để sống.
Đến ngày 20/7, Bình Thuận quyết định giãn cách xã hội nên anh Nghĩa không đi làm được nữa. Biết không còn cơ hội việc làm, chi phí sinh sống cũng hết nên anh Nghĩa quyết định chạy xe đạp về quê.
Ông Nguyễn Hải cho biết: “Nghĩa nói chạy từ Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận ra tới đây (chốt Cà Ná) mất 3 ngày. Trong 3 ngày đó chỉ xin người dân dọc đường được 4 bữa ăn”.
Sự giúp đỡ của chính quyền để đưa Nam về quê an toàn
Thấy tình hình sức khỏe của anh Nam quá yếu nên nhân viên tại chốt đã cho anh ăn uống. Và ngủ lại tại chốt này trong tối 20/1. Đến sáng ngày 21/7, chốt đã làm xét nghiệm Covid-19 cho anh Nghĩa. Kết quả là âm tính để có giấy tờ cho anh tiếp tục lên đường về quê.
Nhân viên tại chốt nhận định anh Nghĩa sẽ không đủ sức khỏe để chạy về quê. Nên đã ra quốc lộ đứng chờ xe tải nhờ chở giùm anh Nghĩa về quê. Ông Hải kể: “Anh em 4 lần vẫy xe để đón xe giúp anh Nghĩa về quê mà khó khăn lắm. Ai cũng ngại. Mãi đến chiếc thứ 4 mới gặp anh tài xế tốt bụng chấp nhận chở anh Nghĩa về quê”.
Ông Nguyễn Hải chia sẻ thêm: “Anh em trong chốt đã trích kinh phí sinh hoạt gửi anh Nghĩa làm lộ phí. Và gửi gắm bác tài chở anh về tận nhà. Chúng tôi đã gọi điện hỏi thăm và được biết anh Nghĩa đã được đưa về quê nhà an toàn”.
Cũng theo vị Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phước Diêm. Chốt phòng chống dịch Covid-19 Cà Ná được thành lập từ tháng 1/2021. Qua nửa năm hoạt động đã gặp không ít hoàn cảnh bà con khó khăn như vậy. Dù anh em trực chốt cũng không khá giả. Nhưng đã luôn cố hết sức giúp đỡ bà con trong lúc khó khăn, ngặt nghèo được trở về quê an toàn.
Ngư dân 20 giờ nhịn ăn đi bộ về quê: ‘Tôi không mong được thương hại’
“Về đến nhà, ai nấy đều khóc vì thương”, ngư dân chia sẻ khi anh và đồng nghiệp từ Ninh Thuận đặt chân về đến quê nhà.
Ngày 19/7, cộng đồng mạng xôn xao về hình ảnh 4 người đàn ông khoác ba lô đi bộ. Từ Ninh Thuận về Phú Yên trên đường quốc lộ. Sau đó, may mắn nhóm người này đã được Đội SOS Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Yên. Đưa xe đến đưa về tận nhà. Người đàn ông sinh năm 1991 cho biết. Nhóm của anh lênh đênh trên biển gần 2 tháng nhưng gần như không thu hoạch được gì. “Ai cũng mệt mỏi và không chờ đợi được thêm nữa. Khi vào bờ, vì dịch bệnh nên việc sinh hoạt, mua bán cũng không được dễ dàng”.
Tiền trong túi cũng không còn nhiều, phương tiện đi lại khó khăn. Nên 6 người đàn ông quyết định đi bộ ra đường cao tốc để xin đi nhờ xe về quê. “Thực ra, ban đầu chúng tôi không có ý định đi bộ về tận Phú Yên. Chúng tôi chỉ định đi bộ ra đường cao tốc xem có chiếc xe tải nào thì xin đi nhờ. Nhưng suốt 20km đầu tiên, không ai cho chúng tôi đi nhờ xe cả. Có lẽ cũng vì dịch bệnh nên các tài xế không nhận người lạ”.
“Đi từ sáng đến giữa trưa, 2 người trong chúng tôi xin đi nhờ được một chiếc xe tải là người quen của 1 trong 2 người đó. Đến chiều họ đã về đến nhà, chỉ còn lại 4 người chúng tôi đi tiếp quãng đường đến tối”.
Anh Thanh cho biết, trong suốt quãng đường từ Ninh Thuận đến sát Khánh Hoà, 4 người gồm anh và Nguyễn Văn Nhanh, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Kha có vào các hàng quán ven đường để mua đồ ăn uống nhưng không ai bán cho các anh.