Không nên dễ dàng đi đến ly hôn

Ly hôn

Trong xã hội hiện đại các cuộc ly hôn đang ngày càng nhiều. Đa phần thuộc về các gia đình trẻ. Họ quyết định đưa đơn ra tòa tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Thế nhưng hôn nhân không đơn giản như thế. Đôi khi chính bản thân họ lại hối hận nhưng trên đời này không có thuốc chữa trị hối hận. Do đó cần phải quyết định thận trọng, cần trải qua thời gian lắng đọng trước khi ký vào đơn xin ly dị. Để cuộc sống trong tương phải trường kỳ đắm chìm trong hối hận và tự trách.

Ngày nay người ta dễ dàng quyết định ly hôn

Một người bạn lớn tuổi bảo tôi rằng. Sao bây giờ người ta bỏ nhau dễ dàng quá. Có khi chỉ một câu “không hợp” là một cuộc hôn nhân chấm dứt.

Hình như người ta ít có thời gian nhìn nhận lại mọi lẽ hay chịu khó dành cho nhau cơ hội để sửa chữa. Để tìm thấy sự hòa hợp mà vội vàng đến – đi để rồi lại một quy trình mới: đến và đi.

Cách đây nhiều năm, tôi có dịp trò chuyện cùng một doanh nhân tên tuổi. Nghe ông nói về người bạn đời của mình mà ngưỡng mộ vô cùng. Ông mời tôi đến nhà ông, nhân tiện để “khoe” vợ ông. Căn nhà sạch sẽ và gọn gàng, dù không thuê người giúp việc.

Trên bức tường có một tấm tranh thêu có nền lụa trắng. Với dòng chữ “tương kính như tân” màu gụ đỏ. Ông nói về vợ như một người bạn quý và bảo những gì ông có được hôm nay đều là do vợ ông vun vén. Dù ai cũng biết ông là người có tài năng thực thụ. Ông quan niệm hôn nhân là cuộc trăm năm chứ không phải trò đùa. Nên hãy dốc lòng dốc sức.

Kết thúc hôn nhân

Ly hôn không còn là sự lựa chọn khó khăn

Lần nọ ngồi cạnh người phụ nữ ở nhà chờ xe. Vô tình nghe cuộc nói chuyện của chị với ai đó bên kia đầu dây với lời khuyên dõng dạc. “Không vừa ý thì bỏ chứ tiếc làm gì. Thời buổi này ly hôn đầy rẫy, sợ gì!”.  Tôi bất giác… rỗi hơi lo lắng cho một gia đình nào đó đang trên bờ vực. Lại được thêm cú trợ lực để dễ dàng buông tay hơn.

Một đồng nghiệp cũ của tôi còn chuẩn bị trước cho ngày ra tòa bằng “giáo án” kỳ lạ cô dạy cho con gái. Một bữa, cô đem con vào cơ quan vì bé được nghỉ khi lớp dạy trẻ tạm đóng cửa mấy tuần.

Cô kể vợ chồng cô “lục đục”, biết đâu sẽ đường ai nấy đi. Nên cô đã huấn luyện con gái trước cho “chắc”. Rồi cô “biểu diễn” cho cả phòng xem. Cô hỏi cô bé lúc ấy mới lên 5 rằng “Con thương ba hay thương mẹ hơn?”. Cô nhóc ngay lập tức trả lời “Con thương mẹ hơn”. Rồi cô hỏi tiếp “Nếu ba mẹ không sống cùng nhau nữa, con ở với ai?”. Cô bé nói ngay “Con ở với mẹ”.

Cô lại hỏi “Tại sao con chọn ở với mẹ?”. Cô bé đáp nhanh “Vì mẹ lo cho con hơn”. Cô quay sang chúng tôi cười đắc chí. “Đó, thấy chưa, phải vậy mới được chứ!”.

Đơn xin ly hôn

Ly hôn vì bản thân “đùa chơi” trong chính cuộc hôn nhân của mình

Vị sếp cũ từng chia sẻ với tôi rằng anh thất bại trong cuộc hôn nhân đầu. Vì những suy nghĩ ấu trĩ của bản thân khi “đùa chơi” trong chính cuộc hôn nhân của mình. Nơi người ta cần sự nghiêm túc và chín chắn nhiều nhất. Cho tới khi đi đến giới hạn cuối cùng, mệ anh chốt. “Làm vợ mà đòi hỏi chồng phải biết nói cảm ơn, xin lỗi là không biết điều. Bỏ đi, kiếm đứa khác”.

Giọng anh trầm buồn: “Tại sao chỉ cần một ai đó nhường đường cho ta. Ta biết nói lời cảm ơn. Khi đồng nghiệp giúp ta một việc nhỏ, ta rối rít cảm ơn. Khi ta lỡ làm ai đó buồn lòng chút xíu, ta vội vàng thốt câu xin lỗi… Còn với người dành cho ta rất nhiều sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ… Thì ta lại cho là bình thường, và thờ ơ đón nhận như lẽ đương nhiên phải thế?”.

Làm thế nào để người ta có thể yêu quý nhau, dành cho nhau sự “tương kính như tân”? Làm thế nào để hôn nhân là cuộc trăm năm chứ không chỉ là 5 năm, 10 năm… hay thậm chí còn ngắn hơn thế? Cần thực sự xem hôn nhân là ga cuối thay vì “một ga đến”. Với tâm thế đó. Người ta mới thật sự biết mình nên làm gì để nắm giữ hôn nhân.

Bởi suy cho cùng, hôn nhân nào phải trò đùa. Như ai đó thâm thúy nhận định: “Ôi, có biết bao nỗi niềm nằm trong cái vòng nhẫn cưới nhỏ xíu”.

Quyết định Ly dị

Triết lý cuộc sống hôn nhân nằm trong những lời nói dành cho nhau

Lắng nghe đối phương, biết chia sẻ và nói chuyện thấu tình đạt lý. Hiểu biết và đặc biệt luôn biết điểm dừng để không vượt quá cái tôi. Không làm tổn thương, không xúc phạm đối phương. Chính là “chìa khóa” cho một cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc.

Cuộc sống hôn nhân sẽ rạn vỡ nếu thường xuyên có những trận cãi cọ. Mà chẳng ai nhường ai, thậm chí dẫn đến xô xát. Hôn nhân sẽ rạn vỡ. Nếu vợ chồng chẳng thể ngồi xuống lắng nghe nhau hay có một cuộc trò chuyện tử tế. Hôn nhân sẽ rạn vỡ nếu chỉ có một người nói và một người phải nghe theo. Và chắc chắn, sự đổ vỡ sẽ đến. Nếu thường xuyên phải lắng nghe những lời mạt sát, chửi rủa, xúc phạm và coi thường từ người mình “đấu ấp tay gối”.

Giống như khi nắm vật gì đó nhưng tay bị thương, đau đớn quá sẽ buông. Hạnh phúc cũng vậy, khi đã chịu đựng đủ những đớn đau. Lòng người cũng không còn muốn níu giữ. Nhiều người thường ganh tỵ với cuộc sống hôn nhân viên mãn của người khác. Nên quay sang quở trách, chửi mắng vợ/chồng mình chẳng được như người ta. Một cuộc sống thực sự viên mãn. Khi chúng ta biết cách hài lòng với những điều mình đang có và cố gắng phấn đầu đến những điều tốt đẹp hơn.

Cuộc sống hôn nhân chỉ thật sự hạnh phúc. Khi vợ chồng biết yêu thương, biết nương tựa và làm điểm dựa cho nhau trong cuộc sống. Thay vì ghen tỵ, thay vì than trách. Hãy nhìn con đường mình đang đi, cuộc sống mình đang có.