Hạnh phúc gia đình – xây dựng dựa trên cơ sở nào?

Tổ ấm

Hạnh phúc gia đình cụm từ mà mỗi một người sống trong xã hội đều mong muốn. Nhưng đâu đó trong cuộc sống này vẫn có những gia đình thất bại. Sự đổ vỡ ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà mỗi thành viên trong đó đều có trách nhiệm. Mỗi người đều có sự nhận định khác nhau cho khái niệm này. Nhưng hành động của các tổ ấm ấy gói gọn chung lại trong một số tiêu chí. Để xây dựng nên mái nhà đầy yêu thương và tiếng cười. Sự thành công ấy tạo nên xã hội hài hòa và phát triển.

Hạnh phúc gia đình là mỗi thành viên đều cảm nhận được sự yêu thương

Quen và kết hôn với người bạn học cùng thời ở Đại học Ngoại thương TP.HCM. Chị Nguyễn Thùy Liên (35 tuổi, CEO Trường tự học trực tuyến Self Hiil và một số công ty khác) luôn khiến nhiều người thầm ngưỡng mộ. Khi chứng kiến sự nồng nàn của các thành viên trong gia đình dành cho nhau.

“Thơ anh viết tặng giống văn xuôi được viết xuống dòng, dài ngắn vô chừng và chẳng theo luật nào cả, đích thị là thơ “con cóc”. Vậy mà hồi xưa đứa con gái chuyên văn như tôi lại “đổ”, chị bật cười nhớ lại. Giờ anh vẫn viết thơ, chụp hình tặng vợ trên Facebook. Chỉ có điều ít hơn hẳn vì phần lớn bị “san sẻ” cho hai cô công chúa trong nhà.

Theo chị Thùy Liên, hạnh phúc gia đình đơn giản là mỗi cá nhân đều luôn cảm thấy may mắn khi được tôn trọng và sống thật với các thành viên còn lại.

Hạnh phúc gia đình

Gia đình hạnh phúc là nơi luôn thấy bình yên

Hiện là nghiên cứu sinh tại khoa luật (ĐH Quốc gia Hà Nội). Chị Lê Quỳnh Mai (giảng viên Học viện An ninh) cho rằng hạnh phúc gia đình là cả hành trình trải nghiệm bảo bọc bởi sự yêu thương giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Và là nơi luôn thấy bình yên, muốn tìm về.

Thừa nhận bản thân rất bận rộn. Bởi năm 2021 có quá nhiều dự án lớn phải hoàn thành như bảo vệ luận án tiến sĩ, chuẩn bị cho hội thi giảng viên dạy giỏi cấp bộ, viết các bài báo quốc tế và hướng dẫn đề tài cho sinh viên… Nhưng chị Quỳnh Mai vẫn không thuê người giúp việc nhà.

Vợ chồng có quan điểm khá tương đồng nhau về chuyện dạy con. Nhưng chị Thùy Liên cho biết vẫn có những lúc cả hai gặp sự mâu thuẫn.

“Thường thì tôi là người lên tiếng trước. Rồi chúng tôi cùng ngồi phân tích lợi hại của phương pháp đối với con của mình trong dài hạn. Và quyết định cần thay đổi những gì trong cách tương tác với con. Chúng tôi cũng tự xem lại nguyên nhân khiến mình đã làm ra tương tác chưa phù hợp đó. Thường thì nó sẽ liên quan đến cách chúng tôi định nghĩa về yêu thương, trách nhiệm và tự chủ”. Chị Thùy Liên chia sẻ.

Nuôi dạy con là trách nhiệm của cha mẹ trong gia đình

Còn chị Quỳnh Mai cho biết cả hai thường xuyên có giai đoạn “quay cuồng trong công việc”. Nên vợ chồng phải nỗ lực thấu cảm để cùng nhau tự lèo lái tổ ấm của mình. “Chúng tôi quan niệm dạy con là trách nhiệm của cha mẹ. Nên bí lắm mới nhờ hai bên nội, ngoại hỗ trợ. Và thường chồng tôi sẽ đóng vai “mặt sắt”. Còn tôi nhẹ nhàng, kiên nhẫn khuyên nhủ, học cùng con”, chị nói.

Còn giải pháp khi hai vợ chồng gặp một bất đồng nào đó. Chị bật cười tiết lộ: “Do tôi học và dạy luật nên khi đưa ra các phương án, tôi thường “áp đảo”. Dĩ nhiên là dựa trên cơ sở tôn trọng nhau. Với phần chắc do chồng tôi cũng ít nói, tin tưởng và biết điều ai quyết định cũng là muốn tốt cho nhau”.

Yêu thương

Tiêu chí gia đình hạnh phúc

Quan tâm và chia sẻ

Sự quan tâm chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên trong gia đình. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc dành nhiều thời gian để cùng nhau trò chuyện là điều hiếm hoi. Cha mẹ thường mải mê với công việc mà chưa dành thời gian quan tâm đến các con. Điều đó dễ dẫn đến việc các bé dễ bị tủi thân, cô đơn, lạc lõng…

Làm tròn trách nhiệm của bản thân

Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng. Với các con phải có nghĩa vụ đi học, ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc, chăm sóc, nuôi dạy con cái, báo hiếu cha mẹ.

Ngoài ra, mỗi thành viên trong gia đình đều phải biết cách tự chăm sóc bản thân. Khi làm được điều đó. Bạn sẽ biết cách trân trọng những giá trị của mình, tự tin, yêu đời hơn. Và lan tỏa niềm hạnh phúc đến những người xung quanh.

Tôn trọng lẫn nhau

Trong gia đình thì ai cũng cần được tôn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn thương người khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương về thể xác có thể được chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn chưa quên được.

Tài chính vững mạnh

Để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, tài chính đóng góp vai trò không nhỏ. Nếu tài chính vững mạnh, các thành viên trong gia đình sẽ có điều kiện chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Được học tập và phát triển bản thân ở những môi trường tốt nhất…

Chính những điều đó làm nên hạnh phúc cho từng thành viên trong gia đình. Chỉ cần thêm một vài gia vị yêu thương, kết nối giữa mọi người. Thì chắc chắn gia đình sẽ hạnh phúc bền lâu.