Chia sẻ kinh nghiệm về dinh dưỡng cho trẻ em từ 2 đến 4 tuổi

dinh dưỡng

Trẻ em từ 2 đến 4 tuổi là giai đoạn trẻ lớn lên nhờ dinh dưỡng đến từ thức ăn, lúc này sữa không còn có tác dụng nuôi lớn nữa mà chỉ bổ sung các chất cần thiết cho não bộ và xương của bé. Vì vậy giai đoạn này dinh dưỡng là vô cùng cần thiết và cần chọn lựa kĩ càng để bé phát triển cân đối. Nhiều ông bố bà mẹ không hiểu rõ về việc cung cấp đủ các nhóm dinh dưỡng từ đó làm cho bé phát triển không đồng đều và có thể bị còi xương hay suy dinh dưỡng.

Hướng dẫn dinh dưỡng cho trẻ nhỏ từ 2 đến 4 tuổi

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Hồ Thị Hồng Tho – Bác sĩ Nhi sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Hầu hết trẻ mẫu giáo bắt đầu tò mò về thức ăn và phát triển thói quen ăn uống với nhu cầu và sở thích riêng. Cha mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non phù hợp, bao gồm đồ ăn nhẹ và bữa chính lành mạnh.

Nhóm ngũ cốc

ngũ cốc

Ngũ cốc chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và carbohydrate phức hợp cung cấp năng lượng. Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin B tuyệt vời trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Một số loại ngũ cốc ăn liền cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.

Có 2 loại ngũ cốc:

Nguyên hạt: Sử dụng toàn bộ hạt và có nhiều chất xơ, sắt và vitamin B hơn. Ví dụ như bột mì và bánh mì nguyên cám, bột yến mạch, bột ngô nguyên hạt, gạo lứt và mì ống nguyên hạt.

Tinh chế: Đã được xử lý để có kết cấu mịn hơn và thời hạn sử dụng lâu hơn. Bao gồm bột mì và bánh mìtrắng, gạo trắng và hầu hết các loại mì ống.

Một số thực phẩm được làm từ cả 2 loại ngũ cốc trên. Các tổ chức dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn ít nhất một nửa lượng ngũ cốc từ ngũ cốc nguyên hạt.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 2 – 3 tuổi

Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi gần 3 ounce (85 gram) ngũ cốc hàng ngày. Gợi ý trẻ tuổi đi học cần ăn gì cụ thể như sau:

Bữa sáng: 1 lát bánh mì nướng nguyên cám, 1 chén yến mạch nướng hoặc 1/2 chén bột yến mạch;

Bữa trưa: Bánh mì sandwich;

Bữa tối: 1/2 chén mì ống nguyên cám, 1/2 chén cơm nguyên cám.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 4 tuổi:

Trẻ em 4 tuổi cần 5 ounce (142 gam) ngũ cốc mỗi ngày. Ví dụ:

Bữa sáng: 1 chén bột yến mạch, 1 bánh mì tròn nhỏ làm từ ngũ cốc nguyên hạt;

Bữa trưa: Bánh mì sandwich;

Bữa tối: 1/2 chén cơm gạo lứt, bánh pizza nhỏ.

Bữa nhẹ: 5 chiếc bánh quy làm từ lúa mì nguyên cám, 2 chiếc bánh mì giòn làm từ lúa mạch đen.

Ngũ cốc chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và carbohydrate cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ

Nhóm rau củ

Nhóm rau củ

Rau cung cấp nhiều chất xơ, cùng với vitamin C, A và kali. Hầu hết các loại rau đều chứa chất chống oxy hóa, chống lại bệnh tật, có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim sau này.

Trong suốt 1 tuần, hãy cố gắng kết hợp nhiều loại rau có màu sắc khác nhau trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ – bao gồm bông cải xanh đậm, đậu xanh nhạt, cà rốt cam, cà chua đỏ, v.v. Bằng cách này, bé sẽ nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà mỗi loại rau cung cấp.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 2 – 3 tuổi

Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi cần 1 chén rau mỗi ngày, tương đương với 1 chén rau luộc hoặc 2 chén rau sống, 1 quả cà chua lớn hoặc 2 củ cà rốt vừa. Ví dụ cụ thể:

Bữa sáng: 1/4 chén nấmnấu chín (trong 1 quả trứng bác);

Bữa trưa: 1/2 chén khoai lang chiên nướng trong lò, 1/2 chén khoai tây nướng nghiền với 1/4 chén cà chua băm nhỏ, 1/4 chén đậu xanh nấu chín;

Bữa tối: 1/4 chén bông cải xanh và đỏ nấu chín, 1/4 chén đậu Hà Lan luộc, 1/4 chén nước sốt cà chua;

Bữa nhẹ: 1/4 chén cà chua bi cắt lát.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi cần 1,5 chén rau mỗi ngày, cụ thể như sau:

Bữa sáng: 1/2 cốc nước ép cà chua;

Bữa trưa: 1/2 chén salad rau xanh cắt nhỏ với 1/4 chén cà chua bi cắt lát, 1/2 chén bí luộc, 1/2 bắp ngô non luộc;

Bữa tối: 1/2 củ khoai lang nướng, 1/2 chén ngô luộc, 1/2 chén bông cải xanh nấu chín, 1/2 chén rau bina luộc;

Bữa nhẹ: 1/4 chén súp lơ trắng luộc và 1/4 chén bông cải xanh luộc.

Nhóm trái cây

Nhóm trái cây

Ăn trái cây cũng cung cấp nhiều chất xơ, cùng với vitamin C và A và kali. Ngoài ra, hầu hết các sản phẩm làm từ trái cây đều chứa chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật, làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim sau này.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần bao gồm nhiều loại trái cây đa dạng màu sắc để bé nhận đủ chất khác nhau.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 2 – 3 tuổi

Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi cần 1 chén trái cây tươi mỗi ngày, tương đương 1/2 chén trái cây khô; 1/2 quả táo lớn, 1 quả chuối lớn và 1 quả bưởi vừa.

Gợi ý tham khảo:

Bữa sáng: 1/4 chén dâu tây cắt lát, 1/4 chén việt quất, 1/2 chén chuối cắt lát;

Bữa ăn nhẹ: 1/4 chén nho (cắt làm tư), 1/2 cốc nước siro trái cây tươi đóng hộp;

Tráng miệng: 1/2 cốc nước sốt táo, 1/2 ly cocktail trái cây không thêm đường.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 4 tuổi

Trẻ em 4 tuổi cần 1 – 1,5 chén trái cây tươi mỗi ngày. Cụ thể:

Bữa sáng: 1/2 chén chuối cắt lát, 1/2 quả bưởi;

Bữa trưa: 1/2 quả cam (cắt miếng), 1/2 chén táo;

Bữa ăn nhẹ: 1/2 chén nho khô, 1/2 quả táo (cắt lát);

Tráng miệng: 1/2 chén dâu tây cắt lát, 1/2 chén đào đóng hộp, 1/2 chén các loại quả mọng cắt lát.

Trái cây cung cấp nhiều vitamin C và A và kali cho nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ

Nhóm bơ sữa

Nhóm chất béo

Hầu hết các sản phẩm từ sữa đều là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, giúp cho con bộ răng và xương chắc khỏe. Dưỡng chất này cũng là nguồn protein tuyệt vời – rất tốt đối với những trẻ không thích thịt.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên nên chuyển sang dùng sữa ít béo hoặc không béo. Đảm bảo nhận được cùng một lượng canxi và vitamin D, nhưng ít chất béo và calo hơn. Chất béo rắn chủ yếu là chất béo bão hòa, có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Trẻ sẽ được hưởng lợi nếu tập được thói quen uống sữa ít béo khi còn nhỏ.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 2 – 3 tuổi

Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi cần 2 cốc bơ sữa mỗi ngày. Trong đó, 1 cốc sữa, sữa chua hoặc sữa đậu nành tương đương 2 lát pho mát cứng cắt nhỏ (như cheddar, mozzarella), 1 ly bánh pudding sữa hoặc 1/2 ly kem.

Sau đây là gợi ý trẻ tuổi đi học cần ăn gì để có đủ bơ sữa:

Bữa sáng: 1/2 cốc sữa tươihoặc sữa chua;

Bữa trưa: 1 lát pho mát cheddar, 1/2 cốc sữa;

Bữa tối: 1/2 cốc sữa, 1/3 chén phô mai mozzarella cắt nhỏ;

Bữa nhẹ: 1/2 cốc sữa chua, 1 lát pho mát Thụy Sĩ;

Tráng miệng: 1/2 cốc sữa chua đông lạnh.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 4 tuổi

Trẻ 4 tuổi cần 2,5 cốc bơ sữa mỗi ngày, có trong thực đơn:

Bữa sáng: 1/2 cốc sữa, 1/3 cốc phô mai cheddar vụn (trong trứng hoặc trên bánh mì nướng);

Bữa trưa: 1/2 cốc sữa và 1 lát pho mát cheddar;Bữa tối: 1/2 cốc sữa, 1/3 cốc pho mát Parmesan bào nhỏ;

Bữa nhẹ: 1/2 cốc sữa chua, 1 lát pho mát;Tráng miệng: 1/2 ly bánh pudding, 1/2 cốc sữa chua đông lạnh.

Canxi và vitamin D giúp cho con bộ răng và xương chắc khỏe

Nhóm chất đạm

thực đơn cho bé

Thịt, gia cầm, hải sản, đậu, trứng, các sản phẩm từ đậu nành và các loại hạt đều là thực phẩm cung cấp protein. Trừ khi trẻ theo chế độ ăn chay, hãy cố gắng cho con ăn hải sản ít nhất 2 lần/tuần.

Chọn thịt và gia cầm nạc hoặc ít chất béo, loại bỏ da khỏi thịt gà trước khi nấu. Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ có chất đạm sẽ cung cấp thêm sắt, kẽm và một số vitamin B.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 2 – 3 tuổi

Trẻ em từ 2 đến 3 tuổi cần khoảng 2 ounc (56 gam) đạm mỗi ngày. Trong đó, 1 ounce chất đạm tương đương với 1 ounce (28 gam) thịt, cá hoặc gia cầm; 1 quả trứng; 1 thìa bơ hạt; 1/4 chén đậu nấu chín; 1/8 chén đậu phụ; và 14 gam quả hạch hoặc các loại hạt.

Gợi ý:

Bữa sáng: 1 quả trứng, 28g xúc xích gà tây;

Bữa trưa: 28g thịt gà cắt lát;

Bữa tối: 1/4 chén đậu tây nghiền, 28g cá hồi hoặc cá ngừ.

Nhu cầu hàng ngày của trẻ 4 tuổi

Trẻ em 4 tuổi cần khoảng 4 ounce (113 gam) đạm mỗi ngày. Ví dụ cụ thể:

Bữa sáng: 1 quả trứng, 1/4 chén đậu phụ trộn, 1 thìa bơ hạt;

Bữa trưa: 28g gà tâythái lát, 1 thìa bơ đậu phộng (phết mỏng lên bánh mì hoặc bánh quy giòn), 1 quả trứng;

Bữa tối: 28g thịt bò xay nấu chín và 1/4 chén ớt chuông, 1/4 chén đậu rán, 28g thịt bò nướng và 1/4 chén đậu lăng nấu chín.

Nhóm chất béo

Nhóm chất đạm

Dầu không được coi là một nhóm thực phẩm riêng biệt, nhưng cũng cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh, đồng thời là nguồn cung cấp vitamin E chính. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ dầu.

Cha mẹ cần thêm một lượng dầu nhỏ vào bữa ăn của trẻ

Dầu là chất béo lỏng ở nhiệt độ phòng, giống như dầu thực vật được sử dụng trong nấu ăn hoặc nước xốt salad. Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như các loại hạt, một số loại cá, quả bơ và ô liu, tự nhiên có nhiều dầu. (2 muỗng canh bơ đậu phộng chứa 2 muỗng cà phê dầu.)

Hầu hết trẻ em nhận được tất cả các loại dầu cần thiết từ thực phẩm tiêu thụ, trong nước xốt salad hoặc dầu dùng để nấu ăn. Trẻ em từ 2 – 3 tuổi cần khoảng 3 thìa cà phê dầu mỗi ngày, và trẻ 4 tuổi cần 4 thìa cà phê dầu mỗi ngày.

Tổng kết

Tóm lại, chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần có tất cả 5 nhóm thực phẩm chính (ngũ cốc, trái cây, rau, sữa và protein) trong mỗi bữa ăn. Nhưng không phải lúc nào bé cũng có thể ăn đủ số lượng khuyến nghị như trên mỗi ngày. Chỉ cần bạn chuẩn bị đa dạng các loại thức ăn lành mạnh mỗi ngày, cuối cùng bé sẽ nhận đủ dưỡng chất cần thiết trong suốt 1 tuần.

Ngoài việc quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của trẻ thì cha mẹ cũng nên lưu ý rằng, trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa…cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Lời khuyên của Vinmec

Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,… Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: Gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Các ưu điểm của hệ thống Vinmec

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu:Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Những lầm tưởng khi lên thực đơn cho con

lên thực đơn

Thực tế vẫn còn nhiều cha mẹ có nhiều suy nghĩ rằng trẻ to béo mới là khỏe mạnh. Tuy nhiên, to béo chỉ cho thấy trẻ tăng cân nhanh, nhưng không thể nhận định rằng việc phát triển này theo chiều tốt hay xấu.

Nếu thu nạp nhiều năng lượng và chất béo, trẻ có thể mập mạp, nhưng to béo này lại dẫn bé có nhiều nguy cơ sức khỏe sau này. Đôi lúc, nhìn trẻ mập mạp nhưng trẻ có thể thiếu vi chất như thiếu vitamin D, sắt…

Một ngộ nhận khác của phụ huynh là trẻ ăn nhiều thịt cá sẽ to cao. Có nhiều bé ăn chén cơm đầy thịt cá. Mẹ cứ đút bé ăn, nhưng bé cứ đẩy ra và chỉ ăn cơm trắng. Thịt, cá là nguồn đạm cần thiết cho tăng trưởng của trẻ, nhưng nó phải đúng và phù hợp nhu cầu độ tuổi thì mới giúp phát triển.