Bách hợp là một loại dược liệu của cây tỏi rừng, được chế biến bằng cách tách từng lát mỏng từ thân cây, nhúng từng vảy vào nước sôi từ 5 – 7 phút cho đến khi chín rồi đem phơi khô dùng dần. Đông y cho rằng hoa hòe có vị ngọt, nhạt, tính mát. Đề cập đến ba kinh mạch của tim, tỳ, phế. Dưỡng âm nhuận phế, dưỡng can, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, dùng chữa ho, ho ra máu, viêm phế quản cấp và mãn tính, hồi hộp, buồn bực, suy nhược cơ thể, dưỡng khí, bổ khí, khử khí, chữa đau tim, và thanh nhiệt do phế nhiệt hay các trường hợp nhọt sưng đau, viêm loét dạ dày tá tràng. Nào cùng với wcbison.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới này nhé!
Đặc tính và thành phần của bách hợp
Bách hợp còn có tên tỏi rừng, tỏi trời,… Bách hợp là các vảy dò thân ngầm của nhiều cây bách hợp (Lilium sp.): Bách hợp (Lilium brownie var colchester Wils.); bách hợp nhỏ (Lilium tenuifolium Fisch.); sơn đan (Lilium concolor Salisb.), thuộc họ Bách hợp (Liliaceae).
Về thành phần hoạt chất, bách hợp chứa tinh bột, protein, chất béo, alkaloid (colchicein) và một ít vitamin. Tác dụng tăng thông lưu lượng khí phổi, chống hen phế quản do tác dụng chống co thắt phế nang. Theo Đông y, bách hợp vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Vào kinh tâm và phế. Có tác dụng nhuận phế chỉ khái, thanh tâm an thần. Trị chứng tâm âm hư, phế âm hư có các biểu hiện ho lâu ngày, ho khan ít đờm, đờm huyết (đờm có lẫn máu), hồi hộp kích ứng, đánh trống ngực, lo lắng, sợ sệt, hoảng hốt. Hằng ngày dùng 8 – 30g; bằng cách nấu, hầm, xào, nướng, sắc.
Một số bài thuốc hay từ dược liệu bách hợp
Bài thuốc sắc uống
Chữa ho lâu ngày hoặc ho khan, ho ra máu: bách hợp 30g, huyền sâm 15g, tử uyển 12g, hòe hoa 9g, cam thảo 9g, mạch môn 12g, tang bạch bì 15g, bạch thược 12g, cỏ nhọ nồi 30g, sắc uống.
Chữa ho kéo dài do phế âm hư, ho khan hoặc ho có đờm đặc: bách hợp 12g, sinh địa 12g, thục địa 12g, mạch môn 8g, huyền sâm 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g, cát cánh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Chữa ho do phế nhiệt, nôn ra máu: bách hợp 12g, bối mẫu 8g, mạch môn 12g, tang bạch bì 12g, tri mẫu 8g, thiên môn 12g, bách bộ 8g, ý dĩ nhân 10g.
Chữa chứng hồi hộp lo âu, tâm phiền, bồi dưỡng cơ thể sau ốm dậy: bách hợp 24g, tri mẫu 12g, ngọc trúc 12g. sắc uống.
Chữa chứng phế nhiệt gây ra đại tiện bí kết, tiểu tiện khó, nước tiểu ngắn đỏ: bách hợp 12g, mạch môn đông 12g, bạch thược 10g, cam thảo 8g, mộc thông 8g. Sắc uống.
Chữa phù thũng: bách hợp 12g, bạch thược 10g, bạch linh 10g, xa tiền tử 8g, tang bạch bì 10g.
Chữa viêm loét dạ dày, ợ chua: bách hợp 40g, ô dược 12g, sắc uống.
Chữa mụn nhọt sưng đau: bách hợp 12g, kim ngân hoa 10g, liên kiều 10g, sắc uống hoặc dùng bách hợp tươi giã với một ít muối đắp nơi sưng đau. Chú ý: Không dùng trong trường hợp cảm nhiễm phong hàn, tỳ vị hư hàn.
Món ăn thuốc có dùng dược liệu bách hợp
Cháo đậu đỏ hạnh nhân bách hợp: bách hợp 10g, hạnh nhân 6g, đậu đỏ nhỏ hạt 60g, đường trắng lượng thích hợp. Nấu đậu đỏ đến khi đậu gần chín nhừ cho bách hợp, hạnh nhân vào nấu tiếp, thêm đường vừa ăn. Ăn điểm tâm buổi sáng. Dùng cho người viêm khô khí phế quản gây ho khan lâu ngày.
Phổi lợn hầm đảng sâm bách hợp: phổi lợn 250g, đảng sâm 15g, bách hợp 30g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước hầm nhừ, bỏ bã thuốc, thêm muối mắm, gia vị. Dùng cho người viêm khí phế quản mạn, ho tái lại dai dẳng lâu ngày.
Bách hợp kê tử thang: bách hợp 7 củ, lòng đỏ trứng gà 1 cái. Ngâm bách hợp trong nước 1 đêm hoặc 10-12 tiếng, bỏ nước, thêm nước sạch đun sôi vớt bỏ váng, cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều, đun sôi lại rồi uống. Dùng cho người bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh chức năng.
Nước ép bách hợp: bách hợp tươi 100g, giã ép lấy nước uống. Dùng cho người bệnh phổi ho ra máu, đờm lẫn máu. Có thể sắc uống.
Nước hồ bách hợp: bách hợp 30g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Cho gạo, bách hợp, nước vào xoong đun to lửa cho sôi, sau đun nhỏ lửa hầm nhừ, cho thêm đường trắng khuấy đều. Dùng cho các trường hợp ho khan đờm dính ít, hồi hộp, đánh trống ngực, kích ứng, hốt hoảng.
Kiêng kỵ: Người bị ho do phong hàn, tiêu chảy do hư hàn không dùng.