Bố mẹ có nên dạy trẻ đứng lên bảo vệ bản thân hay không?

Bố mẹ có nên dạy trẻ đứng lên bảo vệ bản thân hay không?

Dạy trẻ đứng lên bảo vệ bản thân là một trong những bài học bố mẹ nên dạy khi con còn nhỏ. Bởi đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Điều này giúp bé nhà bạn biết cách tránh tổn hại bản thân mà còn là tư duy ứng biến linh hoạt với các tình huống nguy hiểm. Ngoài ra, đây là quá trình cha mẹ tìm cách hướng dẫn dễ tiếp thu và áp dụng những gì đã học vào những câu chuyện thực tế hay những tình huống giả định. Đồng thời cha mẹ đóng vai trò là hình mẫu để con của mình noi gương và học hỏi.

Tại sao phải dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?

Song song với sự phát triển về thể chất, trẻ nhỏ còn hình thành nhận thức và các kỹ năng sống quan trọng khi bắt đầu bước vào các mối quan hệ đầu đời. Cụ thể là tình bạn. Ngoài những lúc đùa nghịch vui vẻ cùng nhau, những khoảnh khắc cười khúc khích thì các bạn nhỏ cũng xảy ra những lần cãi vã, tranh giành đồ chơi. Do vậy, các bé cần có kỹ năng tự bảo vệ và chăm sóc bản thân.

Ba mẹ chắc chắn sẽ cảm thấy đau lòng khi con mình là nạn nhân trong những cuộc giành đồ chơi hay xô xát với bạn. Ở thời điểm này, trẻ chưa biết cách đứng lên để cất tiếng nói. Và đòi lại công bằng cho bản thân mình. Và người hỗ trợ con không ai khác chính là ba mẹ.

Tại sao phải dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?

Khi nào nên dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân?

Đến cột mốc 2 tuổi – khi nhận thức của trẻ phát triển hơn. Ba mẹ nên trẻ cũng nên bắt đầu dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách bày tỏ ý kiến và biết nhường nhịn khi cần thiết. Trẻ bắt đầu nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của người khác. Lớn hơn một chút, khoảng 3 tuổi. Trẻ đã “mở lòng” hơn khi biết cách chia sẻ đồ chơi với bạn. Nhưng vẫn quan tâm tâm nhiều hơn đến trò chơi của mình. Ở giai đoạn này, ba mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc con tự phân biệt được tất cả những điều xảy đến với mình. Trẻ cần đến sự “giải hòa” và giải thích cặn kẽ từ người lớn.

Ba mẹ hãy dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân. Nhưng mà bằng lời nói chứ không phải những hành động hung hăng như giật tóc hay cắn bạn. Điều đó chỉ thỏa mãn cảm xúc nhất thời của trẻ. Nhưng có thể làm tổn thương sâu sắc mối quan hệ giữa các bạn nhỏ.

Cách dạy trẻ cách đứng lên bảo vệ mình

Tạo điều kiện để trẻ tương tác trực tiếp

Một trong những hệ quả đáng tiếc nhất của Covid-19 xảy đến là trẻ em mất đi cơ hội rèn luyện kỹ năng xã hội cần thiết. Bạn có thể thấy vấn đề liên tục xảy ra khi trẻ không được ở trong môi trường điển hình để phát triển những kỹ năng này một cách tự nhiên.

Mạng xã hội giúp trẻ duy trì kết nối. Nhưng tương tác chắc chắn không thể bằng việc gặp trực tiếp. Để kỹ năng giao tiếp của trẻ không mất đi hoặc kém phát triển. Bên cạnh những giờ học online, bạn nên tạo cơ hội gặp gỡ hàng xóm, những người thân trong gia đình. Tất nhiên những việc này chỉ nên xảy ra trong điều kiện dịch bệnh ở khu vực của bạn được kiểm soát tương đối tốt.

Tạo điều kiện để trẻ tương tác trực tiếp

Nói chuyện với trẻ về tình bạn

Trong câu chuyện của người mẹ, tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết đứa trẻ “bị bạn bè đánh và bắt nạt”. Tôi nghĩ chúng ta cần giúp trẻ thay đổi quan niệm về tình bạn bởi bạn bè không bắt nạt và đánh nhau.

Sở dĩ, đôi khi với trẻ, tình bạn là khi hai người cùng thích lego hoặc gật đầu chào nhau; hay đơn giản là học chung lớp. Việc này khiến trẻ gặp khó khăn khi phản kháng lại những người trẻ coi là bạn. Do đó, bạn có thể hướng trẻ làm bạn với những đứa trẻ khác lành mạnh và phù hợp hơn. Thay đổi nhóm bạn cũng là cách giúp trẻ xây dựng sự tự tin và có được những người bạn thật sự.

Dạy trẻ kỹ năng quyết đoán

Nếu bạn vẫn lo lắng về việc làm thế nào để đứa trẻ học cách tự bảo vệ mình, biện pháp là dạy trẻ quyết đoán. Tất nhiên, bạn cần phân biệt giữa quyết đoán và hung hăng. Quyết đoán là đứng lên đấu tranh cho chính chúng ta trong khi hung hăng là làm tổn hại người khác bằng lời nói hoặc hành động.

Những điều cơ bản của kỹ năng quyết đoán gồm: Yêu cầu đứa trẻ bắt nạt dừng lại, “đừng gọi tôi bằng cái tên đó nữa”; nêu yêu cầu của bản thân “Tôi không thích bạn trêu chọc tôi như vậy”; rời đi nếu hành vi xấu tiếp tục.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu lý do vì sao trẻ bị bắt nạt. Đôi khi, nguyên nhân lại đến từ việc đứa trẻ của bạn không tự tin; hoặc có điều gì đó khác biệt. Việc dạy trẻ quyết đoán cũng là cách hay để khắc phục điểm yếu này, vừa giúp ngăn chặn việc bắt nạt.

Dạy trẻ kỹ năng quyết đoán

Chi trẻ tiếp cận nhiều hơn với trường học

Theo nhiều nghiên cứu mà tôi tìm hiểu. Yếu tố giúp trẻ ít bị bắt nạt nhất không phải đến từ hành vi của các cá nhân; mà là văn hóa giải quyết vấn đề của trường học và cộng đồng trẻ sinh sống. Bạn cần liên hệ với trường để biết họ cung cấp chương trình giảng dạy ra sao? Các hoạt động ngoại khóa thế nào và ai là người trẻ có thể tin tưởng để chia sẻ khi gặp rắc rối tại trường.

Bạn không thể biết và can thiệp hết mọi chuyện trẻ gặp ở trường. Vì vậy việc giữ liên lạc tốt với giáo viên sẽ giúp bạn giải quyết việc này. Đồng thời đưa ra quyết định sớm trước khi vấn đề trở nên quá nghiêm trọng. Cùng với đó, nếu đứa trẻ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý càng sớm càng tốt.

Xem thêm bài viết nuôi dạy con tại website: wcbison.com.