7 thói quen gây hại đến sự phát triển trí thông minh mà bố mẹ cần biết

7 thói quen gây hại đến sự phát triển trí thông minh mà bố mẹ cần biết

Trí thông minh đóng vai trò rất quan trọng đối với trẻ em. Nhiều ông bố bà mẹ luôn giữ quan niệm rằng, trí thông minh là bẩm sinh, di truyền. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn từ cách dạy dỗ của tất cả chúng ta cũng như thói quen hằng ngày của bé. Vậy đâu là những thói quen xấu gây hại đến trí thông minh và sự phát triển của trẻ? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những sai lầm dưới đây để có hướng khắc phục giúp bé phát triển toàn diện hơn nhé!

Bố mẹ thức khuya kéo theo trẻ thức khuya

Theo các nhà tâm lý, việc cha mẹ mải xem ti vi, xem điện thoại, khiến con không có một giấc ngủ đầy đủ là hành vi không có trách nhiệm và thất trách nghiêm trọng. Trẻ em luôn thức khuya sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thể chất. Theo thời gian trẻ sẽ ngày càng trở nên đần độn. Ngoài ra các vấn đề như nội tiết mất cân bằng, chuyển hóa chất trong thân thể bị rối loạn, béo phì… cũng xuất hiện.

Thường xuyên cho trẻ xem ti vi

Đây là một thói quen gây hại trí thông minh mà bố mẹ cần chú ý. Đối với trẻ nhỏ, xem tivi còn là một thói quen rất xấu. Không chỉ gây hại cho thị lực mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của não bộ. Tư duy của trẻ cần phải ở trạng thái tiến triển liên tục. Khi trẻ nghiện các chương trình TV, não bộ của trẻ sẽ hầu như không hoạt động. Cho nên đứa trẻ sẽ trở nên trì độn hơn.

Thường xuyên cho trẻ xem ti vi

Bỏ qua bữa ăn sáng hoặc cho con ăn quá no

Nhiều đứa trẻ vội vàng thức dậy rồi đến lớp mà không ăn sáng. Bữa sáng tuy là bữa đơn giản nhất trong ba bữa nhưng cũng không được lơ là. Đặc biệt đối với trẻ em đang ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng. Nếu thiếu bữa ăn sáng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái tinh thần, đến lớp sẽ không nghe lời giảng, lừ đừ, dẫn đến kém kỹ năng tập trung và tư duy.

Bên cạnh đó, với tâm lý luôn sợ con đói hoặc lo con ăn ít không lớn được. Nhiều bố mẹ ép con ăn quá no. Nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tế bào não sẽ sớm suy yếu; trí lực giảm sút; càng ngày càng kém linh hoạt; thông minh nếu như chúng ta thường xuyên ăn quá no.

Dùng vũ lực và ngôn từ bạo lực với trẻ

Chúng ta đều biết rằng chăm sóc con cái là một công việc vô cùng gian khổ. Nhiều bậc cha mẹ sẽ quát mắng con cái do thiếu kiên nhẫn khi nuôi dạy con.

Khi đó, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi và lựa chọn im lặng vì yếu thế hơn cả về ngôn ngữ và quyền lực. Dần dần, chúng sẽ trở nên khép kín, hướng nội, không muốn tâm sự chia sẻ cùng ai, có thể rối loạn hành vi và ngôn ngữ, các vấn đề về thần kinh cũng xuất hiện.

Luôn gắn nhãn trẻ em

Trẻ em phải đối mặt với nhiều “nhãn” khác nhau khi chúng lớn lên. Hầu hết đều là tiêu cực như “ngu ngốc”, “lười biếng”… Thực tế cho thấy nếu trong cuộc sống, cha mẹ hay dùng những hành động, lời nói và thói quen khiến trẻ cảm thấy mình thật kém cỏi thì cũng giống như đang chụp một cái bình mang tên “ngu dốt” vô hình lên trẻ. Từ đó, từng bước, từng bước đẩy trẻ tới bờ vực của sự “ngu ngốc hơn”.

Truyền dạy kiến thức quá sớm

Một số cha mẹ vì muốn con không thua kém bạn bè ngay từ khi còn nhỏ nên thường có thói quen dạy con trước tuổi. Nhiều người còn viện dẫn lý do không muốn con tự mãn. Nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng của chúng.

Tuy nhiên, trẻ con không có khả năng tự đứng dậy sau thất bại như người lớn. Vì vậy, sau mỗi thất bại, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ; thất vọng và càng ngày càng tự ti về bản thân. Nếu một đứa trẻ ít khi có được cảm giác chiến thắng thì dần dần, chúng sẽ biến thành đứa trẻ nhút nhát, luôn lo lắng và thấy mình ngu dốt.

Truyền dạy kiến thức quá sớm

Cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt

Não bộ của trẻ hoạt động hiệu quả và thông minh hơn nhờ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm protein và vitamin. Tuy nhiên, những hợp chất dinh dưỡng này lại bị ức chế bởi các thực phẩm chứa nhiều đường hoặc dầu mỡ như bim bim, khoai tây chiên, xúc xích…

Khi trẻ dung nạp thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn những món giàu dinh dưỡng khác. Và chất đường cũng làm giảm lượng protein, vitamin được hấp thụ trong cơ thể trẻ. Đó là lý do vì sao mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết số trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt có chỉ số IQ thấp hơn những trẻ được ăn uống một chế độ lành mạnh.

Hình thành một thói quen tốt đã rất khó, nhưng thay đổi một thói quen xấu lại càng khó hơn. Nếu cha mẹ không chú ý thay đổi thì rất có thể những thói quen xấu này sẽ đi cùng cuộc đời của trẻ.