Trẻ em dưới 1 tuổi nên ăn trái cây gì?

trái cây nên ăn

Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm là sau 6 tháng tuổi, lúc này bé bắt đầu tập ăn các thức ăn ăn dạng lỏng rồi đến đặc từ từ. Sau khi đã làm quen với các loại thức ăn từ nhạt đến mặn lúc này bé đã có thể bắt đầu ăn được trái cây. Trái cây bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho hệ miễn dịch và sự phát triển của trẻ, nên các mẹ hãy lựa chọn các loại trái cây phù hợp. Ngoài ra một số loại trái cây giàu axit có thể ảnh hưởng xấu đến bé nên các mẹ hãy hạn chế cho các bé ăn những loại trái cây này nhé.

Sau 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu ăn dặm

trái cây

Trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu tập ăn dặm và làm quen với các loại thực phẩm. Trong đó, không thể thiếu trái cây – nguồn cung cấp vitamin cho trẻ. Trước khi tìm hiểu bé 6 tháng ăn trái cây gì, phụ huynh cần nắm được thời điểm ăn dặm thích hợp cho trẻ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ tuổi thích hợp nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ tương đối hoàn thiện, đảm bảo được khả năng hấp thụ hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Đồng thời, hệ miễn dịch của trẻ cũng khá hoàn thiện, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và dị ứng thức ăn.

Dấu hiệu trẻ có thể được cho ăn dặm là:

Bé có thể tự ngồi vững và giữ được đầu thẳng.

Trẻ bắt đầu phát triển khả năng cầm và nắm đồ vật; Bé gặm đồ chơi.

Lưỡi bé không phản xạ đẩy vật lạ ra bên ngoài.

Cân nặng của bé tăng gấp đôi so với khi mới chào đờ.

Những loại trái cây phù hợp cho trẻ giai đoạn này

Khá nhiều phụ huynh khi cho trẻ ăn dặm đều thắc mắc với những câu hỏi như; Bé 7 tháng ăn trái cây gì, bé 8 tháng ăn trái cây gì, bé 9 tháng ăn được trái cây gì,… Theo các chuyên gia, một vài loại trái cây phù hợp cho trẻ 6 – 9 tháng tuổi ăn dặm là:

Táo: Là loại quả có hàm lượng cao carbohydrate, kali và chất xơ, rất tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Đồng thời, táocòn có khả năng ngăn ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ;

Bơ: Đây là loại hoa quả rất cần thiết đối với chế độ ăn dặm của trẻ. Bơ chứa nhiều vitamin A, C, K, B6,… và các khoáng chất như kali, natri, sắt, kẽm. Ngoài ra, bơ còn cung cấp vitamin E và Omega-3, kích thích phát triển trí não của trẻ. Đồng thời, bơ còn là trái cây dễ tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi và đau dạ dày;

Chuối: Đây là loại trái cây giàu kali, tốt cho việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Chuối được nghiền nhuyễn cho trẻ 6 – 9 tháng tuổi ăn sẽ làm dịu dạ dày, hạn chế tiêu chảy;

Đào: Có nhiều chất dinh dưỡng như protein, đường glucose, vitamin B1, B2 và kali, sắt,… Đào hỗ trợ phát triển thị lực và tăng cường lưu thông máu,…;

Việt quất: Loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe bé. Phụ huynh có thể dầm nhuyễn việt quất, trộn cùng táo hoặc chuối để cho trẻ ăn dặm.

đu đủ

Cần lưu ý gì khi cho bé ăn trái cây

Nên chọn loại hoa quả đúng mùa;

Không sử dụng trái cây thay cho bữa chính mà cần dùng với lượng điều độ, cùng với thực phẩm khác;

Không nên cho trẻ ăn trái cây nhiều vitamin C và các món ăn dặm có thành phần hải sản;

Nên cho trẻ dùng trái cây được tán nhỏ hoặc nghiền nát;

Tránh cho bé dưới 1 tuổi sử dụng nước ép trái cây;

Chưa nên cho trẻ ăn trái cây vị chua hay đắng vì có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.

Táo, việt quất, bơ, chuối,… là đáp án cho câu hỏi bé 6 tháng – bé 9 tháng tuổi ăn được trái cây gì? Khi cho trẻ ăn trái cây, phụ huynh nên nghiền nhuyễn và sử dụng với lượng hợp lý để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho bé.

Những loại trái cây hạn chế cho trẻ ăn

trái cây không nên ăn

Cam

Trong danh sách nước ép, cam được biết đến là một loại quả giàu vitamin C; bên cạnh tác dụng giúp hỗ trợ miễn dịch cơ thể; tăng sức đề kháng thì chúng còn là một loại quả “thần thánh” giúp ức chế sự phát triển của các tế bào khối u.

Tuy nhiên, những tác dụng trên chỉ phát huy ở một số độ tuổi nhất định, còn đối với trẻ dưới 1 tuổi; nếu các mẹ cho bé ăn quá nhiều cam sẽ dễ mắc chứng đỏ da; đau bụng thậm chí mắc các bệnh về xương. Khi cho bé uống cam, các mẹ nên pha loãng nước cam cho bé (có thể lúc mới đầu là một phần cam với 10 phần nước; sau đó giảm dần tỉ lệ nước) để không gây ảnh hưởng đến tiêu hóa;b và khả năng hấp thụ của trẻ đó nha.

Dứa (Thơm)

Dứa có tác dụng giảm cân cho các mẹ sau sinh, nhưng lại không hề tốt với các bé vì trong dứa chứa nhiều axit gây kích thích nướu răng và niêm mạc dạ dày. Vậy nên các mẹ lưu ý tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn dứa vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày của trẻ đấy ạ.

Dưa hấu

Vị ngọt và mát của dưa hấu chắc chắn sẽ rất hấp dẫn đối với tất cả các bé. Trong dưa hấu có chứa nhiều glucose, acid malic, vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên không phải vì nhiều chất dinh dưỡng mà các mẹ được lạm dụng đâu nhé; bởi vì loại này có thể gây loãng dịch dạ dày; khó tiêu thậm chí gây nôn mửa, tiêu chảy, mất nước; đe dọa tính mạng của trẻ đấy ạ. Mẹ nào đang nhầm tưởng về loại quả này thì ngưng ngay kẻo không tốt cho con nhé các mẹ.