Hai người đi đến hôn nhân cũng không phải là viên mãn. Hạnh phúc gia đình luôn bị đe dọa bởi nhiều nhân tố đến từ nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân đến từ bản thân của vợ chồng. Cũng có nhiều nguyên nhân khác quan đến từ những người thân khác hoặc từ xã hội. Do đó để giữ vững hôn nhân thì sẽ phải trải qua nhiều khó khăn. Sẽ có những cặp đôi thành công qua thử thách. Cũng có những cặp vợ chồng tan vỡ để lại sự tổn thương to lớn. Và điều còn lại là những kinh nghiệm để bảo vệ cuộc sống hôn nhân cho quãng thời gian trong tương lai.
Hạnh phúc gia đình luôn cần phải giữ gìn
Theo các chuyên gia xã hội học, những nguyên nhân chính dẫn đến các mâu thuẫn, rạn nứt trong cuộc sống gia đình. Đầu tiên là vấn đề tài chính. Hạnh phúc gia đình sẽ lung lay khi khi kinh tế gia đình khó khăn. Tiếp theo là vấn đề ngoại tình. Rồi đến những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Như: mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con cái; quan hệ đối nội, đối ngoại hay đối mặt với những việc lớn như làm nhà, sinh thêm con. Thậm chí là một tai họa như tai nạn, mắc bệnh… cũng dễ dàng đẩy các cặp vợ chồng vào sự căng thẳng, áp lực.
‘Gia đình nào cũng trải qua những xung đột nhất định. Chúng ta chấp nhận sự thật ấy để khi xung đột xuất hiện không nghiêm trọng hóa nó. Không xem nó là dấu hiệu của đổ vỡ’. Đó là chia sẻ của tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền gửi đến Tổ ấm.
TS Huyền thừa nhận: “Có thể có những lúc một trong các thành viên quên đi giá trị cốt lõi của hôn nhân. Là xây dựng hạnh phúc gia đình. Thì họ cần được giúp đỡ để nhìn nhận lại và cùng nhau gìn giữ mái ấm”.
Giữa vợ chồng có nhiều khác biệt
Khác biệt về khẩu vị
Chị H. (TP.HCM) thừa nhận giữa chị và chồng có những sự khác nhau. Từ chuyện ăn uống đến văn hóa, sinh hoạt. Lý do đến từ vùng miền. Như chị dân miền Tây nên ăn ngọt, nấu gì cũng bỏ kha khá đường vào. Trong khi anh là người miền Trung, ăn mặn mòi hơn, đặc biệt ăn cay rất giỏi.
“Thời gian đầu tôi cũng gặp khó khăn trong chế biến. Anh muốn giảm đường trong thức ăn. Tôi gọi điện về mẹ chồng nhờ chỉ cách nấu sao cho đúng khẩu vị”, chị kể. Thay vì cảm thấy đó là rào cản. Chị H. cho rằng sao mình không biến sự khác biệt thành trải nghiệm hay ho.
Nhờ vậy, cuối cùng chị nấu được món ăn tương đối chuẩn miền Trung. Chính chị cũng không câu nệ chuyện ăn như thế nào. Bởi theo chị: “Ăn trong đầm ấm với chồng con. Thì ăn gì cũng ngon”.
Tất nhiên, cũng có những ông chồng gia trưởng. Nên khi có những sự trái tính với vợ sẽ áp đặt người đồng sàng phải theo mình. Và cũng có những người vợ không sẵn lòng cùng chồng thay đổi, thích nghi. Nên có những sự khó chịu nhất định. Ban đầu chỉ là chuyện nhỏ, sau lớn dần thành chuyện khó gỡ.
Khác biệt về văn hóa
Anh Nguyễn Hữu Tuấn (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) cho rằng để tránh bỡ ngỡ hoặc có những mâu thuẫn vì sự khác biệt văn hóa. Thì các bạn trẻ nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định đi đến hôn nhân.
Anh lấy ví dụ chính gia đình mình. Anh là người Sài Gòn, vợ là người Nghệ An. “Chúng tôi có lúc cũng cãi nhau. Tuy nhiên, không bao giờ nói nặng lời hay đem cái trái của người kia ra chì chiết”. Anh Tuấn bày tỏ.
Theo anh, hôn nhân hạnh phúc bắt đầu từ việc cả vợ và chồng phải ý thức “kê cho bằng”. Nghĩa là chỗ nào chênh nhau phải nhận ra. Thẳng thắn với nhau, chia sẻ tìm ra giải pháp. Có nhiều cặp đôi ngại nói ra những khó chịu trong long. Ôm ấp phiền giận, đến lúc “bùng” ra còn ghê hơn.
Tự cứu để hôn nhân hạnh phúc
Trong cái nhìn của một chuyên gia tham vấn tâm lý, TS Nguyễn Thị Thu Huyền cho rằng. “Thông thường gia đình nào cũng có lúc “bão tố”.
Nhưng nếu một gia đình được xây dựng trên những nền tảng nhất định. Như tình thương yêu, sự quan tâm, tôn trọng, đồng cảm, chia sẻ. Thì bão tố nếu có xuất hiện cũng nhanh chóng qua đi để nhường chỗ cho nắng ấm”.
Nhận định của người thành công
Điều này đúng với gia đình chị L. – anh V. ở Quảng Nam. Chị kể có thời gian hai vợ chồng mâu thuẫn rất nhiều. Bắt đầu từ chuyện mẹ chồng – nàng dâu. Rồi làm ăn không như mong muốn, con cái ốm đau…
Sau 6 tháng kéo dài, tưởng như cuộc hôn nhân đã bị bóp nghẹt. Cuối cùng anh quyết định bỏ cái tôi qua một bên. “Tôi suy nghĩ mãi, ngày xưa mình yêu vợ mình như thế. Mình có khả năng lắng nghe, chia sẻ với cô ấy nhiều. Tại sao bây giờ lại như vậy?”, anh kể.
Anh quyết định làm mới lại mình. Thực ra là tìm về con người cũ đã mất theo thời gian. Anh hẹn chị cà phê, nói xin lỗi, cảm ơn và mong muốn nghe chị nói.
“Lúc đó, cả hai ôm nhau khóc. Rồi quyết định ngày mai phải khác hôm nay, tích cực hơn”, chị L. nhớ lại. Thế là anh chị làm lại từ đầu. Khi tâm lý ổn hơn, mọi khó khăn không trở thành vấn đề gây khó cho mình nữa. Việc làm ăn cũng ổn định dần nhờ vợ chồng đồng lòng, tinh thần tốt lên. “Tôi nhận ra hôn nhân của mình phải do mình và người trong cuộc tự cứu”, anh V. chia sẻ.
Nhận định của người đổ vỡ
Còn với chị L., sau 5 năm kể từ ngày đứng bên bờ đổ vỡ. Chị đúc kết hôn nhân không phải bao giờ cũng “mưa thuận gió hòa”. Ngược lại, nhiều lúc bão tố – nhưng quan trọng là sau cơn bão, ta biết đứng dậy. Đứng dậy được sau bão, thường cái cây hay con người đều sẽ mạnh mẽ hơn…