Sau một cuộc ly hôn là những hậu quả để lại cho những người từng chung gia đình. Nếu hai người chưa cùng nhau dựng dục một đứa con thì mọi việc có lẽ nhẹ nhàng hơn. Nhưng nếu gia đình có đứa trẻ thì con cái là những người bị tổn thương nhất. Việc đơn thân nuôi con là việc quan trọng mà người cha/mẹ cần phải học hỏi. Để cho đứa con không bị những hệ lụy sau khi cha mẹ ly hôn. Một mình nuôi dạy con cái không phải là chuyện dễ dàng. Phải chăm con đầy đủ từ đời sống tinh thần cho đến đời sống vật chất.
Đơn thân nuôi con
Cụm từ đơn thân nuôi con (trong sự chọn lựa chủ động hoặc bị động) thời nay đã trở nên bình thường. Một phần vì xu hướng ngại lập gia đình, phần khác, tình trạng hôn nhân tan vỡ cũng tăng lên.
Thực sự, trong vai người làm công tác tham vấn tâm lý, tôi luôn đau đáu rằng. Nếu những người trong cuộc học được kỹ năng vợ chồng, làm cha mẹ, cách thức xử lý các xung đột trong gia đình. Thì có lẽ nhiều việc đã khác.
Xu hướng chủ động nuôi con một mình được bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
Thực ra, việc một mình nuôi con là một dạng thức gia đình đã có từ xưa. Nhiều lý do dẫn tới như một trong hai người (vợ hoặc chồng) không may mất đi. Người còn lại phải cáng đáng nuôi con, giữ gìn kỷ cương gia đình, nuôi dạy con cái. Có rất nhiều người đã trải qua tình huống đó. Và họ thành công trong việc giáo dưỡng con cái.
Tuy nhiên, ngày nay có lẽ nhiều người đã có thể tự chủ về mọi thứ, độc lập trong suy nghĩ, tài chính. Nên họ không cần có một người vợ hoặc chồng vẫn có thể sống ổn. Vẫn thấy mình đảm bảo được việc nuôi con một mình nên lựa chọn làm cha/mẹ đơn thân.
Cũng có nhiều trường hợp khác là do ly hôn. Khi hôn nhân không hạnh phúc, việc chia tay người bạn đời là điều không thể tránh. Sau khi cả hai đã cố gắng cứu vãn mà không thành công thì quyết định không nên tiếp tục. Để đảm bảo một môi trường mới tốt hơn cho cả hai và cho con cái.
Đó là quyết định dũng cảm và ở một khía cạnh nào đó. Người trong cuộc nên chấp nhận sự thật đó để có khởi đầu tốt hơn. Điều đó còn hơn là cố duy trì mối quan hệ. Mà giữa vợ chồng không còn ấm êm. Con cái chứng kiến những hục hặc dẫn tới tổn thương lâu dài về sau.
Cần phải làm gì khi hôn nhân đổ vỡ và một mình xây tổ ấm, đơn thân nuôi con
Ly hôn là chuyện không ai muốn nhưng khi buộc phải dẫn tới kết cuộc đó. Cả hai phải luôn nghĩ đến con cái, đặt ưu tiên con cái lên cao nhất. Không nên kể tội nhau sau khi ly hôn. Vì điều đó không những gây tổn thương cho nhau mà còn gây tổn thương cho con cái. Do vậy, điều quan trọng nhất tôi thường chia sẻ với các cặp đôi trong tình huống này là ổn định tâm lý cho con cái.
Thẳng thắn trao đổi với con về mối quan hệ của cha mẹ. Để con hiểu rằng dẫu cha mẹ không còn sống chung. Nhưng tình yêu dành cho con không có gì thay đổi cả. Cả cha và mẹ đều thương yêu con như chưa từng có gì xảy ra. Tuyệt đối tránh việc kéo con về phía mình. Tìm “đồng minh” từ các con để tiếp tục cuộc chiến của cha mẹ hậu ly hôn.
Theo đó, việc cư xử của cha mẹ sau ly hôn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đừng lấy tổn thương của chính mình thành “quả bom” giội lên đầu các con. Bản thân cha mẹ phải vượt qua được tự ti, mặc cảm của đổ vỡ. Để xây dựng niềm tin cho con trẻ.
Tóm lại, phải chân thật và chân thành với con. Báo cho con biết tình trạng hôn nhân của cha mẹ, tiếp tục thương yêu, chăm sóc con. Không để trẻ cảm thấy thiếu thốn hoặc trở thành công cụ cho cuộc chiến mới của người lớn.
Lời khuyên để không đi đến việc đơn thân nuôi con
Có rất nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ mà người trong cuộc không mong muốn. Nhưng rồi họ phải chấp nhận để giải thoát cho nhau, cho con. Nếu những người trong cuộc học được kỹ năng vợ chồng, làm cha mẹ, cách thức xử lý các xung đột trong gia đình. Thì có lẽ nhiều việc đã khác.
Trong cuộc sống nhanh, gấp gáp hiện nay. Nếu mọi người có thời gian sống chậm lại để xây dựng hạnh phúc gia đình thực sự là “tổ ấm”. Chứ không phải là “tổ lạnh” bằng cách chấp nhận, bao dung cho nhau, có thể “yêu nhau lại từ đầu”, lắng nghe, nhìn lại… thì tốt biết bao.
Cách giảm căng thẳng khi phải đơn thân nuôi con
Để giảm đi phần nào áp lực, cha mẹ đơn thân nuôi con một mình có thể tham khảo những cách thức sau đây:
Thể hiện tình yêu với con cái
Dù một mình nuôi con gặp nhiều khó khăn. Nhưng bạn vẫn nên chú ý thể hiện tình cảm yêu thương đối với con. Theo đó, cha hoặc mẹ đơn thân có thể khen ngợi con. Dành thời gian để chơi với con. Đọc sách cho con nghe hoặc đơn giản là ngồi cạnh bên con để xóa nhòa sự cô đơn, thiếu vắng.
Tạo thói quen tốt cho con
Giúp con hình thành nên những thói quen tốt trong cuộc sống. Ví dụ như đi ngủ đúng giờ, rửa tay trước khi ăn để tập cho bé nếp sống độc lập.
Tìm kiếm địa điểm hoặc dịch vụ chăm sóc trẻ em uy tín
Nếu quá bận bịu với công việc. Cha mẹ đơn thân nên tìm một nơi giữ trẻ, hoặc tìm một người đáng tin cậy để hỗ trợ trông nom và chăm sóc cho trẻ. Tuy nhiên, nên thận trọng khi lựa chọn địa điểm và dịch vụ giữ trẻ. Đảm bảo môi trường phát triển an toàn và lành mạnh cho con.
Giáo dục cho trẻ từ những điều nhỏ nhặt
Cha mẹ đơn thân nuôi con một mình nên giải thích những quy tắc cơ bản trong cuộc sống. Và dạy cho trẻ biết những việc nên và không nên làm. Ví dụ, bạn có thể dạy cho con biết phải lễ phép với người lớn, không nói dối và yêu cầu bé thực hiện. Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp với thầy cô giáo của con để có cách dạy nhất quán.
Đừng cảm thấy mặc cảm
Nuôi con một mình là một điều bất đắc dĩ chứ không phải là tội lỗi của cha mẹ. Do đó, nếu phải một mình nuôi con. Đừng đổ lỗi cho bản thân hoặc con cái vì đã sinh ra trách nhiệm khiến bạn phải trở thành cha mẹ đơn thân.
Dành thời gian chăm sóc cho bản thân
Cha mẹ đơn thân ngoài bổn phận chăm sóc cho con thì cũng nên dành thời gian tự chăm sóc cho bản thân mình. Chẳng hạn như tập thể dục đều đặn hàng ngày, ăn uống đầy đủ và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nếu không thể chăm con cả ngày. Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc những nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ.
Luôn giữ tinh thần lạc quan
Nếu phải nuôi con một mình. Cha mẹ đơn thân nên giữ tinh thần lạc quan và sẵn sàng đối phó với mọi thử thách hàng ngày. Tuy nhiên, bạn nên thành thật với con về những khó khăn đang gặp phải. Và xoa dịu rằng tình hình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, cha mẹ không nên nhận hết trách nhiệm của con lên bản thân. Mà nên cho trẻ chịu trách nhiệm về những hành vi nhất định của mình. Sao cho phù hợp với độ tuổi, thay vì cứ kỳ vọng con cái sẽ cư xử như là người trưởng thành.
Nãy giờ chúng ta đang bàn theo chiều xuôi của câu chuyện là khi không thể kéo hôn nhân trở lại. Nên mới phải một mình xây tổ ấm. Còn tốt nhất là mô hình gia đình có đầy đủ cha mẹ. Mọi người trong gia đình thương yêu nhau, đúng như tên của một gia đình là tổ ấm.