Từ xa xưa, gạo đã là một loại nông sản quý, được ví như ngọc thực. Trong đó có gạo nếp, một loại gạo dùng để làm xôi, bánh trong những dịp quan trọng như đình, làng, lễ, tết. Gạo nếp cẩm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà ít người biết. Gạo nếp còn có tên là Nhuế, Giáng Mễ. Gạo nếp có tác dụng chống viêm loét niêm mạc, rất có lợi cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, thúc đẩy các vết mẩn trên da, vết loét sớm mau lành, rất tốt cho bệnh nhân bị mẩn ngứa ở giai đoạn đầu.
Gạo nếp rất giàu chất dinh dưỡng: đạm, các loại đường, tinh bột, vitamin B (có trong cám gạo) và các chất vô cơ … Theo Đông y, gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, dạ dày. Tác dụng bổ trung ích khí, bổ khí. Dùng thích hợp cho người bị tiểu đường, ăn uống không tiêu, đi tiểu nhiều lần, di tinh, tiêu chảy. Sau đây cùng wcbison.com tìm hiểu các bài thuốc chữa bệnh bằng gạo nếp mà bạn nên biết nhé!
Thành phần chi tiết dinh dưỡng của gạo nếp
Chất tinh bột chứa trong hạt gạo dưới hình thức carbohydrate (carb) và trong con người dưới dạng glucogen, gồm loại carb đơn giản như chất đường glucose, fructuose, lactose và sucrose; và loại carb hỗn tạp là một chuỗi phân tử glucose nối kết nhau chứa nhiều chất sợi. Tinh bột cung cấp phần lớn năng lượng cho con người. Gạo trắng chứa carb rất cao, độ 82 gram trong mỗi 100 gram. Do đó, 90% năng lượng gạo cung cấp do carb.
Trong tinh bột có hai thành phần – amylose và amylopectin. Hai loại tinh bột này ảnh hưởng rất nhiều đến hạt cơm sau khi nấu, nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng. Hạt gạo có nhiều chất amylose sẽ làm cho hạt cơm cứng và hạt chứa ít amylose, nghĩa là nhiều amylopectin cho cơm dẽo nhiều hơn.
Nếp chứa từ 0-10% amylose (hay 10-100% amylopectin) là thức ăn chính của người Lào, người Thái ở vùng Đông Bắc Thái Lan và nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng núi. Gạo Japonica có từ 14-16% amylose cho cơm dẽo và dính nhau, là thức ăn căn bản của người Nhựt Bổn, Đại Hàn, Bắc Triều Tiên. Gạo thơm thường có 21-23% amylose nên gạo không dẽo lắm mà cũng không cứng lắm sau khi nguội, ngoại trừ gạo Basmati với hạt cơm rời nhau. Các loại gạo thông thường của dân Đông Nam Á có khoảng 21-25% amylose.
Chất protein
Gạo là loại thức ăn dễ tiêu hóa và cung cấp loại protein tốt cho con người. Chất protein cung cấp các phân tử amino acid để thành lập mô bì, tạo ra enzym, kích thích tố và chất kháng sinh. Chỉ số giá trị sử dụng protein thật sự của gạo là 63, so sánh với 49 cho lúa mì và 36 cho bắp (căn cứ trên protein của trứng là 100).
Vitamin
Thiamin là vitamin B1 giúp tiêu hóa chất đường glucose để cho năng lượng, vì thế hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, hoạt động của tim và khẩu vị. Vitamin B1 không thể dự trữ trong cơ thể nên phải cung cấp hàng ngày. Gạo trắng cung cấp 0,07 mg B1/100 gram.
Riboflavin
Ngoài ra, gạo còn cung cấp những chất khoáng cần thiết cho cơ thể với ít chất sắt (thành phần của hồng huyết cầu và enzym) và kẽm (giúp chống oxyd hóa trong máu, thành phần của enzym trong tăng trưởng, phân chia tế bào), nhưng nhiều chất P (giúp xương, răng, biến hóa trong cơ thể), K (cho tổng hợp protein, hoạt động enzym), Ca (giúp xương, răng và điều hòa cơ thể), muối (giữ cân bằng chất lõng trong cơ thể, hoạt động bình thường của hệ thần kinh và bắp thịt)…
Một số bài thuốc và món ăn bài thuốc từ gạo nếp
Bài thuốc sắc uống
Bài 1: gạo nếp 20g, gừng tươi 3 lát. Gạo nếp sao vàng, sắc cùng với gừng lấy nước uống. Công dụng: chữa nôn liên tục.
Bài 2: gạo nếp 10g, mai mực 10g, cam thảo 10g, bằng sa phi 5g, mẫu lệ nung 10g, hoàng bá 10g, kê nội kim 10g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Bài 3: cám nếp 12g, hoài sơn 12g, đinh lăng 12g, ý dĩ 12g, hoàng tinh 12g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, trâu cổ 8g, cao ban long 8g, sa nhân 6g. Để riêng cao ban long, các vị khác sắc lấy nước, hòa tan cao và uống trong ngày. Công dụng: chữa liệt dương.
Dược thiện từ gạo nếp
Bài 1: hạt sen 20g, bạch biển đậu 20g, ý dĩ 20g, đào nhân 20g, long nhãn 20g; mơ chín 30g, đại táo 20g, sơn dược 20g, gạo nếp 100g vo sạch, đường trắng vừa đủ. Tất cả đồ xôi. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn kém chậm tiêu, tiêu chảy, phù nề… Bài này còn gọi Xôi bát bảo.
Bài 2: gạo nếp 150g vo sạch nấu cơm nếp dẻo, thêm chút muối, ăn sáng và chiều khi đói. Dùng tốt cho người hen suyễn, viêm khí phế quản, tiêu chảy, đau loét dạ dày tá tràng.
Bài 3: gạo nếp 500g ngâm nước 1 giờ rồi vo sạch phơi khô, củ mài 500g. Gạo nếp sao tán bột. Củ mài sao qua tán bột. Khi dùng lấy mỗi thứ 1 thìa canh, thêm đường và nước sôi lượng thích hợp, khuấy đều. Ăn bữa sáng. Món này tốt cho người cao tuổi, trẻ em ăn kém suy nhược, người bệnh tiêu chảy lâu ngày ăn kém.
Bài 4: Gạo nếp 1000g ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, vo rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, sao vàng và tán bột để sẵn. Khi dùng hoà với nước sôi, chút đường uống. Dùng tốt cho người bị nôn do trào ngược dạ dày thực quản, hẹp môn vị, thai nghén…
Bài 5. Gạo nếp lứt nấu cơm rồi trộn với men rượu, ủ trong vài ngày được cơm rượu. Mỗi ngày ăn một bát con. Công dụng: kiện tỳ, bổ khí khai vị, giúp ăn ngon miệng.