Trong vườn nhà, mọi người có thể trồng các loại cây vừa dùng làm thuốc, vừa làm gia vị để tăng thêm hương vị cho các món ăn. Điều này sẽ giúp cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh trở nên dễ dàng, đơn giản và hiệu quả hơn. Mỗi loại cây có thể dùng để chữa một số bệnh cụ thể hoặc chữa nhiều bệnh khác nhau, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Một số đã được nghiên cứu hiện đại chứng minh, số còn lại hầu hết được sử dụng qua kinh nghiệm truyền miệng lâu năm. Bài viết này của wcbison.com xin dẫn ra một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc vườn nhà để các bạn tham khảo.
Lá dâu chữa bệnh
Theo dược học cổ truyền, lá dâu vị đắng ngọt, tính mát, có công dụng tán phong thanh nhiệt, lương huyết và làm sáng mắt. Để chữa chứng ra mồ hôi trộm trẻ em có thể dùng:
- Lá dâu khô 10g sắc với 200 ml nước, cô lại còn 50 ml chia uống vài lần trong ngày, có thể cho thêm rau má khô 5g;
- Lá dâu tươi non 20g rửa sạch thái nhỏ nấu canh với thịt lợn nạc ăn hàng ngày; Lá dâu bánh tẻ 1 nắm nấu lấy nước tắm hàng ngày cho trẻ;
- Lá dâu khô lượng vừa đủ nhồi làm ruột gối, gối đầu cho trẻ nằm, có thể kết hợp với vỏ đậu xanh phơi khô.
Húng chanh
Công dụng này của húng chanh là nhờ ở tinh dầu mà đặc trưng là carvacrol. Theo dược học cổ truyền, húng chanh vị cay chua, tính ấm, có công dụng giải cảm, phát hãn, tiêu độc, thoái nhiệt. Khi bị đốt bởi các loại côn trùng như kiến, ong, bọ chó, bọ mèo, muỗi, sâu róm…có thể dùng:
- Húng chanh tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vết thương;
- Lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, nhai trong miệng với vài hạt muối; nuốt nước còn bã thì đắp vào nơi bị côn trùng đốt;
- Dùng tinh dầu húng chanh bôi tổn thương vài lần.
Chú ý : với những trường hợp có phản ứng toàn thân thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và cứu chữa khẩn cấp.
Lá thông
Lá thông vị đắng ngọt, tính ấm, có công dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá thông có tác dụng chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Khi mắc các chứng đau mỏi xương khớp có thể dùng:
- Lá thông tươi nấu nước xông vào khớp bị bệnh;
- Lá thông tươi, rửa sạch, băm nhỏ rồi đem ngâm với rượu để xoa bóp;
- Lá thông lượng vừa đủ, nấu nước rồi ngâm các khớp bị đau, có thể phối hợp với lá lốt; xương sông, ngải cứu thì hiệu quả càng cao.
Đinh lăng
Đinh lăng là một loại cây phổ biến trong vườn của nhiều gia đình. Ngoài tác dụng trồng làm cây cảnh, đinh lăng còn là một loại cây dược liệu quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc.
+ Rễ (bao gồm cả vỏ rễ) và củ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể; giúp cơ thể dẻo dai hơn, tăng cường sự tập trung cho não, giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn. Rễ đinh lăng cũng được dùng để chữa thiếu máu; liệt dương, chữa hen suyễn lâu năm và thông tia sữa.
+ Thân và cành đinh lăng chữa mỏi gối, đau lưng.
+ Lá đinh lăng ở dạng tươi được dùng để chữa viêm sưng ở vết thương hoặc các khớp, giúp vết thương mau lành. Lá đinh lăng ở dạng khô được dùng để lót gối phòng co giật ở trẻ nhỏ hoặc có thể được dùng để sắc nước uống chữa kiết lỵ, ban sởi hoặc dị ứng.
+ Nụ hoa đinh lăng được dùng như một bài thuốc hỗ trợ điều trị đau đầu; tăng cường trí nhớ và giúp lợi tiểu. Ngoài ra, nụ hoa đinh lăng còn giúp hỗ trợ ăn ngon miệng, chữa mất ngủ.