Theo các nhà tâm lý học, giai đoạn từ 9 tuổi đến 13 tuổi là thời gian phát triển nhận thức của trẻ em cực kỳ lớn. Chính vì thế, cha mẹ cần có một lộ trình nuôi dạy con hợp lý để con có được kỹ năng sống cần thiết khi con bước sang tuổi 13. Đó có thể là kỹ năng tự lập, làm việc nhà hay quản lý thời gian biểu của mình. Dưới đây, wcbison.com sẽ giới thiệu đến bạn 11 kỹ năng sống cho trẻ 13 tuổi mà cha mẹ nên dạy cho con để con có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Hãy cùng tìm hiểu để có được cách nuôi dạy con đúng nhất nhé!
Table of Contents
ToggleGiải quyết xung đột trong hòa bình
Xung đột giữa những đứa trẻ luôn xảy ra. Dù là giữa những người bạn thân. Vì vậy, phải chuẩn bị cho con đối phó với xung đột và biết cách xử lý. Hãy dạy con xác định nguồn gốc xung đột, sau đó đưa ra các giải pháp hòa bình. Trẻ con thường căn cứ vào hành vi và cách ứng xử của cha mẹ, nên bạn phải làm gương cho con.
Kiếm tiền và quản lý tiền
Bạn có thể dạy con bạn một số kỹ năng tài chính cơ bản ngay khi chúng học cách đếm. Ở tuổi 13, trẻ em sẽ có thể tiết kiệm tiền từ trợ cấp hàng tuần, nhận thức được các chi phí cơ bản trong gia đình, hiểu sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng và có thể đưa ra quyết định về chi tiêu và biết tiết kiệm.
Có trách nhiệm và sự cẩn thận
Trách nhiệm là một thuật ngữ rộng. Gồm việc cất đồ chơi, giúp việc nhà đến chăm sóc thú cưng. Cố gắng đào tạo để dần dần trẻ làm vì chúng cần phải làm, chứ không phải vì bố mẹ sai bảo. Biết chịu trách nhiệm là chìa khóa để trẻ thành công trong học tập và cuộc sống.
Dạy con các hòa đồng
Dạy con cách hòa đồng, chơi cùng các bạn sẽ giúp chúng có khả năng làm việc nhóm tốt khi trưởng thành. Học cách chơi, làm việc theo nhóm cũng sẽ dạy con nhiều kỹ năng xã hội như tôn trọng, thỏa hiệp, khoan dung, kiên nhẫn, giao tiếp và đồng cảm.
Có kỹ năng làm việc nhóm con bạn sẽ phát triển sự tự tin, tin tưởng vào người khác, làm nên tảng xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.
Dạy con xin lỗi và tha thứ
Chỉ bắt con nói “Con xin lỗi!” là không đủ, mà phải giải thích cho con hiểu chúng đang phải xin lỗi vì điều gì. Đứa trẻ cần phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Mặt khác, bạn cũng nên nhắc nhở con sự tha thứ rất quan trọng.
Biết lắng nghe và thông cảm cho người khác
Muốn dạy được con, trước hết, bạn phải học cách lắng nghe chúng. Hãy đối xử với con bằng sự tôn trọng, quan tâm những gì con nói. Tương tự, bạn nên là tấm gương về sự đồng cảm để con soi vào. Hãy đảm bảo chúng ta quan tâm đến người khác và tạo cơ hội cho con bạn thể hiện sự đồng cảm.
Cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực
Trẻ nhỏ thường không thể xử lý được những cảm xúc tiêu cực bộc phát và nhiệm vụ của cha mẹ là hướng dẫn chúng vượt qua điều đó. Chúng ta cần dành thời gian để ý và hướng dẫn con học cách thừa nhận chúng. Là người lớn, ta nên chia sẻ cảm xúc của chính mình và cho trẻ thấy cách cha mẹ đối phó, giải quyết vấn đề.
Làm việc nhà cơ bản
Trẻ em đã có thể làm rất nhiều việc vặt khi còn nhỏ, như dọn dẹp sau bữa tối; hoặc thu thập quần áo trong thời gian giặt giũ. Đến năm 13 tuổi, trẻ có thể ủi quần áo, thay ga trải giường, rửa xe, dọn dẹp phòng tắm và dọn dẹp nhà bếp. Cha mẹ nên khuyến khích tạo điều kiện cho con.
Dạy con chấp nhận sự thất vọng
Trẻ có thể cảm nhận được sự thất vọng từ khi còn nhỏ. Dù đó là gì, con cũng cần phải học cách đối phó. Cha mẹ hãy lắng nghe, nhìn ra những cảm xúc con mình phải trải qua, sau đó đưa ra quan điểm và tìm kiếm giải pháp. Hãy để con biết rằng thất vọng là một phần của cuộc sống, nhưng niềm tin cũng rất quan trọng.
Luôn lạc quan và yêu bản thân mình
Cho con thấy cuộc sống xung quanh rất tươi sáng, đánh giá cao sự nỗ lực của con và dạy chúng đôi khi thất bại cũng không sao. Tự yêu bản thân là điều bạn nên dạy con. Hãy dạy đứa trẻ tin vào bản thân theo hướng tích cực, khen ngợi con khi chúng làm tốt. Bạn cũng có thể tạo ra một trò chơi thú vị để hỏi con điều gì chúng yêu thích ở bản thân mỗi ngày.
Kỹ năng quản lý thời gian
Đây là một trong những kỹ năng sống cho trẻ 13 tuổi mà bố mẹ cần chú ý. Hãy dạy con cách quản lý thời gian bằng cách đi ngủ đúng giờ và cài chuông báo thức khi thức dậy. Bạn có thể xây dựng kế hoạch hoạt động và nhiệm vụ hàng tuần cho con. Thiết lập giờ ăn cũng rất quan trọng. Phải yêu cầu con ăn cơm cùng mọi người trong gia đình, cùng một giờ.