Trong quan hệ yêu đương, nếu hai người hòa hợp về tính cách cũng như phương châm sống thì rất viên mãn. Nhưng có nhiều trường hợp, một trong hai bị bất ổn về tâm lý, cảm xúc. Nó làm cho người trong cuộc vô cùng mệt mỏi. Bạn cũng không biết xử trí ra sao để cả hai không bị tổn thương? Nếu bạn vẫn còn yêu và muốn vượt qua những rào cản ấy; hãy tìm hiểu ngay những tính cách của người bất ổn về cảm xúc để khắc phục tâm lý cùng đối phương nhé.
Bạn có đang yêu một người có cảm xúc bất ổn không?
Nếu bạn thực sự yêu một người bất ổn định về cảm xúc và muốn đồng hành cùng họ qua những giai đoạn khó khăn, thì bạn cần biết cách ứng xử trong mối quan hệ, để cả hai không bị tổn thương.
Trong khi một số cặp đôi luôn biết cách tìm ra lối đi cho mối quan hệ của mình, những người khác lại bắt đầu nhận ra rằng “người bạn đời hoàn hảo” của họ không còn hoàn hảo nữa. Trong số đó, những người bạn đời không ổn định về mặt cảm xúc thuộc phần đa số. Nếu bạn thực sự yêu người ấy và muốn đồng hành cùng họ qua những giai đoạn khó khăn, thì bạn cần biết cách ứng xử trong mối quan hệ, để cả hai không dễ bị tổn thương. Trước tiên chúng ta hãy bắt đầu bằng cách nói về cách nhận biết một người không ổn định về cảm xúc.
Cách nhận biết một người không ổn định về cảm xúc
Thay đổi cảm xúc một cách chóng mặt
Tâm trạng của mọi người thay đổi là điều bình thường. Không ai có thể tươi cười mọi lúc mọi nơi. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, sự thay đổi trong tâm trạng là tương đối nhỏ.
Nó thường phụ thuộc vào các tác động ở bên ngoài. Nhưng một người không ổn định về cảm xúc có thể thay đổi tâm trạng liên tục mà không có lý do chính đáng.
Giận dữ vô cớ
Hầu hết mọi người tức giận là do một người thân thiết với họ, bởi đó là những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Nhưng nếu người ấy thường xuyên la hét với nhân viên phục vụ trong nhà hàng hoặc những người ngẫu nhiên khác, thì điều đó là một dấu hiệu không tốt về tâm lý.
Thiếu sự đồng cảm
Đồng cảm là khả năng cảm nhận những gì người khác cảm thấy và nhìn mọi thứ từ góc độ của họ. Những người không ổn định về mặt cảm xúc thường không thể làm được điều này. Họ chỉ nhìn thấy khía cạnh của riêng họ trong mọi tình huống.
Không có khả năng thừa nhận lỗi sai của mình
Những người không ổn định về mặt cảm xúc không thể thừa nhận khi họ sai. Trên thực tế, việc thừa nhận mình sai là một mối đe dọa đối với tình trạng tâm lý của họ. Nó làm lung lay sự tự tin và những điều họ đang tin tưởng vào bản thân. Vì vậy, họ sẽ không bao giờ thừa nhận “thất bại”, ngay cả khi họ nhận thức được lỗi sai của mình.
Xử lý vấn đề một cách phi lý trí
Cách tốt nhất để đối phó với các vấn đề trong mối quan hệ là cả hai người cùng thống nhất và đưa ra giải pháp chung. Tuy nhiên, những người không ổn định về cảm xúc không thể làm được điều này vì họ chỉ nhìn mọi thứ theo cảm tính, không logic và không thích nghe theo lời người khác.
Thể hiện cảm xúc mãnh liệt
Cường độ mà họ bộc lộ cảm xúc là cực độ. Họ không có xu hướng ôn hòa trong bất kỳ tương tác nào của mình. Điều này có thể tạo ra cảm giác như thể bạn đang nói chuyện với một quả bóng bay sắp sửa nổ tung vì quá căng thẳng.
Đổ lỗi cho người khác
Những người không ổn định về cảm xúc không bao giờ nhìn vào gương và chịu trách nhiệm về hành động của họ. Thay vào đó, họ luôn chỉ tay vào người khác hoặc đổ lỗi cho khách quan.
Bây giờ chúng ta đã biết một số dấu hiệu và triệu chứng của một người không ổn định về cảm xúc, đây là một số điều bạn có thể làm để xử lí sao cho đúng.
Lùi lại và quan sát
Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có làm gì sai không. Bởi vì họ thường ở trong tâm trạng không tỉnh táo và chẳng thể hiểu được đúng sai, nên bạn phải là người khách quan, nhìn nhận lỗi sai của mình, nếu có, và chờ cho cảm xúc của cả hai nguồi dần, mới cùng nhau ngồi xuống và giải quyết vấn đề.
Lắng nghe quan điểm của người khác
Kể những câu chuyện của bạn cho những người thân của bạn và đối phương. Hãy cho họ biết điều gì đang xảy ra trong các tương tác giữa hai người và hỏi ý kiến của họ về việc liệu người ấy có đang gặp căng thẳng gì không hay liệu bạn đang làm sai điều gì đó. Người ngoài thường có thể sẽ có cái nhìn bao quát hơn về những gì đang diễn ra.
Đừng tham gia vào các câu chuyện bất ổn định của họ
Lắng nghe những gì họ nói và để những lời phản hồi của mình ở sau cùng. Bạn không nên tham gia và thêm thắt lời lẽ vào những lúc đỉnh điểm của sự bất ổn định, bởi chẳng điều gì tốt đẹp sẽ xảy ra đâu.
Tìm cho mình một lối thoát khi họ tấn công bạn
Nếu và khi họ tấn công bạn bằng lời nói, tinh thần hoặc cảm xúc; hãy rời khỏi cuộc trò chuyện. Việc này vừa giúp bạn tôn trọng bản thân; vừa giúp hai người không đi quá xa trong cuộc tranh cãi.
Sau khi đã bình tĩnh, bạn nên cùng họ nói chuyện một cách tử tế và không xúc phạm hay tổn thương nhau. Nếu họ không thể tôn trọng bạn, hãy kết thúc cuộc trò chuyện cho đến khi họ có thể.
Giữ bình tĩnh trong mọi tình huống
Đừng để bị cuốn vào những cơn bão cảm xúc. Điều này rất dễ xảy ra vì con người thường muốn tự vệ khi bị tấn công; nhưng nếu bạn cũng gào thét và cố gắng thắng người ấy; thì cảm xúc của bạn cũng bất ổn chẳng kém gì họ. Cố gắng giữ bình tĩnh và lý trí vì đó là cách duy nhất các vấn đề được giả quyết.
Đề xuất liệu pháp
Nhiều khi, một người không ổn định về cảm xúc không thể tự mình trở nên tốt hơn; chỉ đến khi gặp một nhà trị liệu hoặc nhà tâm lý học; họ mới tìm được lối thoát cho riêng mình. Nếu bạn không thể giúp họ, hãy tìm một người nào đó có đủ khả năng.
Kết luận
Nếu bạn thực sự yêu một người bất ổn định về mặt cảm xúc nhưng vẫn muốn đồng hành cùng họ qua những giai đoạn khó khăn; thì bạn cần biết cách ứng xử trong mối quan hệ, để cả hai không bị tổn thương. Trên đây chúng tôi đã liệt kê ra một số tính cách; dấu hiệu nhận biết của phần lớn những trường hợp có cảm xúc bất ổn định. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn có thêm cách ứng xử; thông cảm và có thể tìm phương án giải quyết cho mối quan hệ của mình.
Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật những tin tức, kinh nghiệm hay về tình yêu, hôn nhân gia đình ngay nhé.