Một câu hỏi có lẽ khiến nhiều bậc cha mẹ trăn trở: “Điều quan trọng nhất mà cha mẹ chúng ta có thể làm cho con cái là gì?”. Câu hỏi này khiến bao nhiêu phụ huynh đau đầu thực sự. Bởi sự trưởng thành của một đứa trẻ sẽ được quyết định bằng việc chúng có nhận được sự tôn trọng từ cha mẹ của mình ngay trong những ngày thời thơ ấu hay không? Để giải đáp câu hỏi này, wcbison xin được chia sẻ đến bạn đọc bài viết dưới đây.
Làm thế nào là tốt nhất cho con?
Yêu thương con vô điều kiện để con có thể tự do lớn lên theo cách của con hay kiểm soát hành vi của con. Áp đặt những gì mình cho là tốt nhất lên con?
Qua quá trình học hỏi, quan sát, tôi nhận ra rằng để đồng hành cùng con. Điều quan trọng nhất mình cần học đó là học cách tôn trọng con. Là cha mẹ, yêu thương con cái là bản năng, không cần học cũng có thể làm được. Còn tôn trọng con trẻ, lại là một loại giáo dưỡng tốt đẹp, mà chúng ta còn cần phải tìm hiểu học tập lâu dài. Vậy vì điều gì mà chúng ta lại cần tôn trọng con trẻ?
Được tôn trọng là nhu cầu tâm lý cơ bản của con người
Theo nhà giáo dục Charles Whitfield, con người có 20 nhu cầu tâm lý thiết yếu được chấp nhận. Được chấp nhận con người, cảm xúc, được tôn trọng, yêu thương là một trong số đó.
Việc không được đáp ứng bất kỳ nhu cầu tâm lý nào thời ấu thơ cũng có thể dẫn đến những tổn thương tâm lý nhất định. Tạo ra những đứa trẻ bên trong, mang trên mình. Không chỉ vết sẹo mà còn là những cảm xúc đen tối, trực chờ bộc phát. Những đứa trẻ này luôn lẩn khuất đâu đó bên trong hình hài một người lớn. Chi phối rất nhiều cuộc sống của chúng ta, mà chúng ta không hề hay biết.
Một người lớn lên trong một môi trường mà từ nhỏ không được chấp nhận. Luôn thiếu đi sự tôn trọng, có thể sẽ dành cả phần đời còn lại chỉ đề đi tìm sự công nhận từ người khác. Khát khao được công nhận ấy có thể khiến chúng ta luôn có cảm giác không xứng đáng, tội lỗi, xấu hổ. Hay thậm chí có thể rơi vào tình trạng chỉ trích người khác trong một nỗ lực vô ích. Để nâng cao địa vị của bản thân.
Tôn trọng trẻ giúp trẻ học cách tôn trọng chính mình
Một đứa trẻ được tôn trọng khi những suy nghĩ, cảm xúc của con được lắng nghe. Khi những ước mơ, sở thích của con được chắp cánh, khi sự khác biệt về quan điểm, lý tưởng của con được chấp nhận. Khi con có quyền tự do lựa chọn và tự chủ trong những quyết định của mình. Tất cả những điều này sẽ giúp hình thành trong con sự tự tin vào bản thân. Tinh thần chịu trách nhiệm với chính mình, tạo điều kiện để con sống hạnh phúc và lạc quan.
Còn điều gì sẽ xảy ra khi con không biết tôn trọng chính mình? Hãy tự hỏi lại chính chúng ta, đã bao giờ chúng ta từng rơi vào mâu thuẫn. Xung đột mà lý do sau cùng đến từ việc bản thân chưa bao giờ có ranh giới nhất định để bảo vệ chính mình? Và liệu chúng ta có thể chờ đợi sự tôn trọng từ người khác khi bản thân chưa bao giờ học cách tôn trọng chính mình?
Tôn trọng trẻ sẽ giúp trẻ tôn trọng người khác
Chúng ta luôn hiểu được rằng môi trường là yếu tố tác động rất lớn lên hành vi, thói quen, tính cách của trẻ. Và trong giai đoạn ấu thơ thì gia đình nhỏ chính là trường học đầu tiên của con. Tư duy của con sẽ được hình thành và phát triển thông qua chính cách mà cha mẹ đối xử với con.
Để con tôn trọng cha mẹ và những người khác thì con cũng cần được nhìn thấy cách cha mẹ tôn trọng mình. Cách cha mẹ trò chuyện cùng con, lắng nghe những điều con nói. Tôn trọng ý kiến của con trước đông người, giữ lời hứa với con… chính là những hình mẫu đầu tiên để con biết thể hiện sự tôn trọng với người khác như thế nào.
Tôn trọng con chính là yêu thương con bằng trí tuệ đến từ tâm của chính cha mẹ. Đối với mình, học cách tôn trọng con giống như “ánh sáng le lói cuối đường hầm”. Khi mình đang bơi giữa một biển kiến thức nhằm tìm ra phương pháp nuôi dạy con phù hợp. Còn bạn, đối với bạn đâu là yếu tố tiên quyết trong việc nuôi dạy con?
4 quan điểm nuôi con mà bố mẹ phải xem lại!
Buộc con chia sẻ đồ chơi quá sớm
Mong muốn con trở thành người hào phóng, hoà nhập cộng đồng. Nâng cao kỹ năng xã hội, ba mẹ luôn dạy con phải biết chia sẻ đồ chơi. Tuy nhiên, chia sẻ chỉ thật sự có ý nghĩa khi bé sẵn lòng.
Nếu bé không muốn chia sẻ, hay tôn trọng điều đó. Cũng giống việc chúng ta không muốn cho ai mượn. Hay mặc chung váy đầm, son phấn. Vậy nên đừng ép bé phải chia sẻ để làm hài lòng người lớn, để được khen ngợi.
Khi lấy việc khen hay chê để ép bé làm điều bé không muốn, bé sẽ chia sẻ một cách giả tạo để lấy lòng. Điều này không đem lại lợi ích gì trong việc giúp bé hiểu ý nghĩa của sự chia sẻ, giúp đỡ, đoàn kết.
Bắt trẻ gượng ép nói xin lỗi
Cũng giống như chia sẻ, đừng gượng ép con nói lời xin lỗi. Khi con cảm nhận được nhờ lời xin lỗi mà tình cảm với ba mẹ. Với bạn bè sẽ trở nên dễ chịu và hạnh phúc hơn. Con sẽ nói một cách chân thành và tự nhiên hơn. Cũng nhờ vậy mà con sẽ sửa đổi để không lặp lại sai lầm lần nữa.
Khi ép bé nói lời xin lỗi để khẳng định bé làm sai, để hạ bệ cái tôi của bé. Chứng minh sự uy quyền của ba mẹ, sẽ dẫn 2 tình huống đều không có kết quả tốt:
– Bé sinh ra hậm hực, không phục trong lòng, lâu ngày không được giải tỏa sẽ tỏ ra ngỗ nghịch.
– Hoặc về sau mọi việc lớn nhỏ đều tùy tiện nói lời xin lỗi. Nhưng trong lòng lại dửng dưng không nhận ra lỗi lầm. Lúc này lời xin lỗi đã bị biến tướng, trở thành công cụ để bé lấp liếm nhanh chóng cho qua chuyện.
Buộc con nhẫn nhịn, chịu đựng
Khi một đứa trẻ bị bắt nạt và muốn “lấy lại công bằng”, nhiều cha mẹ hướng con tới cái thiện. Sẽ gợi ý con nên bỏ qua và đừng đối đầu.
Dĩ hoà vi quý, nhẫn nhịn vừa đủ là đức tính tốt. Nhưng chịu đựng, không dám phản kháng. Không dám nêu ra chính kiến thì là hèn nhát. Cần giúp con phân biệt được đúng sai, không nhân nhượng mù quáng. Không âm thầm chịu đựng, không sợ hãi khi bị hù doạ.
Nếu con muốn đòi lại công bằng. Chỉ cần điều con làm không trái đạo đức, không bạo lực hay phản cảm. Thì dù cho có mếch lòng người khác, cũng hãy để con được phản kháng, bảo vệ bản thân, nêu lên chính kiến. Đó cũng điểm xuất phát để con học cách tự bảo vệ, thương yêu và trân trọng bản thân mình.
Không cho phép con phê bình cô giáo, người lớn, không lắng nghe ý kiến của con
Dù bạn có cho phép bé nói ra hay không, thì mọi sự phê bình đều đã và đang diễn ra trong đầu bé. Vậy nên thay vì cấm đoán, hãy lắng nghe xem bé đang nghĩ gì.
Ví dụ khi nhận thấy cô giáo của con đúng là vô lý, làm sai, một số ba mẹ biết vậy nhưng vẫn tặc lưỡi nói với con, cô làm vậy là đúng rồi, tìm lý do biện minh cho cô, để trẻ có sự kính trọng, phép tắc trên dưới cho phù hợp. Hoặc ngược lại, một số ba mẹ khác hùa theo con để con đỡ tủi thân, chê bai thậm tệ cô.