Mướp không chỉ là một loại thực phẩm trong nhà bếp mà nó còn có tác dụng chống viêm, giảm nhăn, làm đẹp mà còn có tác dụng bổ trợ trong điều trị viêm họng, ho, hen suyễn, viêm túi tinh, ho hàng ngày, đau răng, đau lưng, đau bụng kinh, kinh nguyệt ra quá nhiều, viêm bàng quang. Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt nên ăn mướp đông xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa chữa bệnh, vừa tốt cho sức khỏe, vừa đẹp da, tất cả các bộ phận của mướp đều là những vị thuốc vừa rẻ, vừa hiệu quả lại không có tác dụng phụ. Ngoài ra còn rất nhiều công dụng khác từ trái mướp mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong bài viết dưới đây.
Trái mướp là gì?
Mướp hay còn gọi là mướp hương, mướp ta (tên khoa học: Luffa cylindrica). Mướp được trồng để lấy quả xanh; được dùng như một loại rau hoặc được trồng làm cảnh.
Cây mướp là loại thân dây leo, lá mọc so le, quả thường có chiều dài 25 – 30cm; rộng cỡ 6 -8cm, hình trụ và khi về già sẽ khô, xơ bên trong dai. Hiện nay quả mướp hương được trồng rộng rãi ở nhiều nơi; dùng làm thức ăn hoặc trồng làm cảnh và có thể dùng trong các bài thuốc chữa bệnh.
Giá trị dinh dưỡng của các bộ phận trái mướp
Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.
Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết giải độc, thanh nhiệt hóa đàm.
Lá mướp có vị đắng, chua, hơi hàn, có tác dụng hóa đàm chỉ khái, thanh nhiệt giải độc.
Hạt mướp có vị hơi ngọt, tính bình, có tác dụng sát trùng thanh nhiệt hóa đàm nhuận táo
Dây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, hóa đàm chỉ khái.
Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc.
Phòng ngừa bệnh về mắt, ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Thoái hóa điểm vàng là một vấn đề về mắt có thể dẫn đến mù lòa. Hàm lượng vitamin A dồi dào trong mướp rất hữu ích; để ngăn ngừa các vấn đề về mắt và loại quả này cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời nhất trong số các loại rau củ.
Mướp cũng góp phần vào việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Mangan có trong mướp là một yếu tố quan trọng; trong việc sản xuất các enzym tiêu hóa có ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Nghiên cứu cho thấy, mangan có thể thúc đẩy bài tiết insulin; từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Có lợi cho tim mạch, ngăn ngừa đau cơ
Lợi ích sức khỏe của mướp đối với tim có thể được nhận thấy thông qua hàm lượng vitamin A dồi dào. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ 900mg vitamin A có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính; do đó làm giảm nguy cơ bệnh tim.
Công dụng tiếp theo của mướp là ngăn ngừa chuột rút; cơn đau và co thắt ở các cơ. Hàm lượng kali trong mướp góp phần ổn định chất lỏng và thư giãn các cơ.
Giảm viêm khớp, ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Hàm lượng đồng trong mướp cung cấp một chất chống viêm hữu ích; để làm dịu tình trạng cứng và đau do viêm khớp. Đó là lý do nhiều người bị viêm khớp thường sử dụng vòng tay bằng đồng vì họ tin rằng; vòng tay bằng đồng có thể hỗ trợ giảm đau.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu, hỗ trợ giảm chứng đau nửa đầu
Vitamin B6 có trong mướp chịu trách nhiệm sản xuất hemoglobin trong máu; giúp vận chuyển oxy đến tất cả tế bào và máu. Vì vậy, hãy thêm mướp vào thực đơn hàng ngày để bổ sung vitamin B6; giúp giảm các triệu chứng thiếu máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Mướp còn có một khả năng thần kỳ là giải quyết các cơn đau liên quan đến chứng đau nửa đầu. Bởi trong mướp có một lượng magiê hữu ích; giúp cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.
Da khỏe mạnh
Các nghiên cứu chứng minh rằng, tiêu thụ vitamin C với lượng vừa đủ rất có lợi cho sức khỏe làn da. Vitamin C có thể làm giảm khô da; nếp nhăn và ngăn ngừa lão hóa sớm.
Vitamin C chứa trong mướp còn đóng vai trò chính trong việc sản xuất protein để xây dựng cơ, da; mạch máu và dây chằng, giúp chữa lành vết thương nhanh chóng.