Hôn nhân là sự kết thúc của giai đoạn hẹn hò và bắt đầu giai đoạn cũng xây dựng tổ ấm. Có những gia đình hạnh phúc đến đầu bạc răng long. Nhưng cũng có những gia đình tan vỡ sau nhiều đắng cay. Lỗi lầm không phải chỉ của một người, sự thất bại từ nhiều ngọn nguồn khác nhau. Nhưng cho dù vì là gì thì nó cũng để lại nhiều hệ lụy cho hai bên gia đình. Để có một cuộc sống gia đình viên mãn thì hai người đều phải học rất nhiều điều. Phải cùng nhau đối mặt và dắt nhau vượt qua chông gai, going bão trong cuộc đời.
Những câu chuyện ly hôn
Câu chuyện ly hôn khi chồng chán ghét vợ
Trong một chương trình về gia đình ở Hàn Quốc, nữ khách mời Kim Jin kể. Cô kết hôn năm 20 tuổi chỉ sau một tháng hẹn hò và có 3 con khi 27 tuổi. Thuở nhỏ, cô từng chứng kiến bố mẹ không hạnh phúc. Nên muốn kết hôn sớm để được bù đắp tình cảm. Tuy nhiên, hôn nhân không đẹp đẽ như cô tưởng tượng. Do sinh liên tiếp ba con, lại không chăm sóc cơ thể. Nên Kim bị béo phì 80 kg, mắc nhiều bệnh.
Thân hình của cô khiến người chồng chán ghét vợ và xấu hổ mỗi khi ai đó nhắc đến cô. Thậm chí anh ta cho rằng, những lời kêu ca bệnh tật của vợ chỉ là làm trò. Anh ta thường xuyên nhậu nhẹt, không chăm sóc gia đình. Và đỉnh điểm là ly hôn và từ chối nuôi 3 con.
“Chắc chắn tôi sẽ hạnh phúc hơn nếu không kết hôn”, người mẹ đau khổ nói.
Thực tế, nhiều người ảo tưởng về hôn nhân giống như Kim Jin. Họ coi đó là nơi trú chân an toàn sau khi ly khai gia đình gốc. Cũng như là bàn đạp để thay đổi vận mệnh.
Hôn nhân không phải là vị cứu tinh
Nữ diễn viên nổi tiếng Y Năng Tịnh của Trung Quốc từng nói về lý do thất bại cuộc hôn nhân đầu tiên. “Trong mối quan hệ ấy, tôi luôn coi người kia như một khúc gỗ cứu mạng khi sắp chết đuối. Tôi mong người ấy sẽ hóa giải hết những nỗi đau mà tôi từng gánh chịu trong quá khứ. Nhưng người ấy muốn tìm một người vợ. Trong khi tôi lại tìm bác sĩ cho trái tim mình”.
Hôn nhân không phải vị cứu tinh. Sẽ không cho bạn nói lời tạm biệt với những bi kịch đã qua. Sẽ có những thăng trầm và va vấp. Điều đó chỉ kiểm tra năng lực và bản lĩnh của bạn trước nhiều vấn đề phát sinh. Vì hôn nhân không phải là cứu tinh của cuộc đời. Nên ly hôn đương nhiên không phải là chìa khóa chính để giải quyết vấn đề.
Hôn nhân chưa bao giờ tự phát sinh ra trục trặc. Trục trặc của hôn nhân là do mọi người không giải quyết vấn đề của bản thân đã chọn cách “thay đổi đối tác”.
Cuộc hôn nhân tan vỡ khi luôn so sánh nửa kia với người khác
Đồng nghiệp Đạt Cát của tôi vài năm trước phải nhập viện. Khi đến thăm. Tôi nhận ra trên khuôn mặt hốc hác của cô ấy có sự phẫn uất. Cô và chồng vừa ly hôn dù họ mới kết hôn hai tháng. Chồng của Đạt Cát từng phải chịu nhiều ấm ức. Cô luôn so sánh chồng với đàn ông khác và hay gọi anh là “vô dụng”.
Một lần cả hai tranh cãi về việc mua máy tính. Đạt Cát mắng chồng thậm tệ. Người chồng tức giận, đòi ly hôn. Trước khi rời khỏi bệnh viện, tôi khuyên. “Nếu cách cư xử không thay đổi, bạn sẽ chịu nhiều thiệt thòi trong tương lai”. Không ngờ lời nói đó lại trở thành hiện thực. Đạt Cát sau đó kết hôn thêm hai lần nữa nhưng đều kết thúc không có hậu. Cô luôn miệng phàn nàn: “Làm sao tôi có thể gặp được người đàn ông thực sự của đời mình?”
Thân mật và độc lập là cuộc hôn nhân thoải mái nhất
Nhà trị liệu tâm lý người Đức, Bert Hellinger từng nói: “Ly hôn không phải là giải pháp cho các vấn đề gia đình”. Theo Bert Hellinger, nếu người trong cuộc không nhận ra chính mình, không hiểu bản thân có thực sự muốn một gia đình trọn vẹn hay không. Thì mãi chỉ mắc kẹt trong bi kịch “tự thương hại bản thân”.
“Mong đợi tình yêu không phải là sai lầm. Nhưng nếu một người thiếu khả năng yêu thì gặp ai cũng vô ích”, Bert Hellinger nói.
Nam diễn viên Hoàng Lôi từng bình luận về tình trạng hôn nhân của mình và vợ. “Khi ở bên nhau, chúng tôi rất hạnh phúc. Khi không ở bên nhau, cả hai sẽ có khoảng thời gian vui vẻ. Và tìm được hạnh phúc cho riêng mình”.
Những cặp đôi tốt nên là những cá thể độc lập. Hai bên có thể dựa vào nhau và gắn bó với nhau. Thân mật và độc lập là cuộc hôn nhân thoải mái nhất. Sợi dây kéo quá căng sẽ đứt, hôn nhân bị quản lý quá nhiều sẽ khiến con người mệt mỏi. Vợ chồng luôn cần một không gian thư giãn lý tưởng.
Nếu làm được 3 điều này cuộc hôn nhân sẽ hạnh phúc và bền lâu
Học được cách sống cho bản thân
Hôn nhân là một mối quan hệ thân mật, trong đó hai đối tác hỗ trợ lẫn nhau. Đó cũng là một quá trình định hình lại và hoàn thiện bản thân. Trong hôn nhân, chúng ta phải học cách yêu bản thân trước khi học yêu người khác.
Bởi vậy dù làm vợ hay làm chồng. Không nên dồn hết tâm sức cho đối phương mà lơ đãng hay bỏ qua hạnh phúc tinh thần cá nhân mình. Đặt nhu cầu của người khác lên nhu cầu của chính mình. Cuối cùng người nhận ấm ức và thiệt thòi chỉ là bạn. Chỉ khi học được cách sống cho bản thân và làm những gì mình cần. Người khác sẽ nghĩ bạn đáng được tôn trọng và yêu thương.
Học cách “làm trống” cảm xúc của đối phương bằng không gian riêng tư
Một nhà tâm lý học Đại học bang Iowa, Mỹ từng làm thí nghiệm với 10 cặp vợ chồng. Người thử nghiệm yêu cầu 10 người vợ viết ra những thiếu sót của chồng. Để tăng thêm kịch tính, người thử nghiệm cố tình thêm thắt các tình tiết khác. Khi những người chồng nhìn thấy nhận xét tiêu cực về mình, họ rất tức giận.
Sau đó, mười người chồng được chia làm 2 nhóm. Một nhóm được đưa vào “phòng xả tức” để có thể trút bầu tâm sự với nhau. Nhóm còn lại được chỉ định vào “phòng yên tĩnh” để họ tự ngồi trong phòng. Suy nghĩ lại những gì vợ nhận xét. Kết quả cho thấy khi gặp lại vợ mình, người chồng thuộc “Phòng yên tĩnh” ít tức giận hơn nhiều. Thí nghiệm này khẳng định sự bộc phát cảm xúc sẽ chỉ đẩy mối quan hệ với bạn đời ngày càng xa. Nếu có thể cho đối phương một không gian thở, họ có thể trở nên lý trí hơn.
Bởi vậy, dành cho bạn đời không gian “trống cảm xúc” thì mới nhận được cảm xúc tích cực. Ngược lại những người luôn đẩy bạn đời rơi vào cảm xúc tiêu cực, luẩn quẩn không lối thoát bởi sự chì chiết, dày vò. Thì cuộc hôn nhân nếu không tồi tệ cũng dẫn tới tan vỡ.
Học cách chấp nhận sự không hoàn hảo của người kia
Củi, gạo, mắm muối của hôn nhân sẽ thay thế cho những bông hoa khi yêu nhau. Và những tầm thường của cuộc sống sẽ làm tiêu hao niềm đam mê tươi mới ban đầu. Thực tế, người hạnh phúc trong hôn nhân không phải vì họ gặp được người yêu hoàn hảo. Mà vì họ học cách tha thứ cho những khiếm khuyết và khám phá ra sự quý giá của nhau.
Người vợ tuy tính nết nóng nảy nhưng cũng đủ nhân hậu, dịu dàng. Người chồng hơi lầm lì, nóng tính nhưng cũng đủ chu toàn cho gia đình và yêu thương con cái. Cởi bỏ vầng hào quang ban đầu. Hai người xuất hiện với vô số khuyết điểm, sự tầm thường. Đây mới là bộ mặt thật của hôn nhân. Nếu muốn một mối quan hệ vợ chồng thành công, phải có khả năng chung sống với một người khác. Tức là có khả năng cùng tồn tại với những khác biệt.
Bản chất của hôn nhân là gì?
Nhà tâm lý học Wayne Oates từng nói: “Hôn nhân là sự cam kết yêu thương. Đó là thế giới của hai người được xây dựng bằng sự bao dung và tha thứ.”
Một cách chung nhất nó có thể được xác định là sự xếp đặt của một xã hội. Để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và phụ nữ. Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ. Nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung và sinh con đẻ cái với nhau. Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ.
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Đó có thể là kết quả của tình yêu. Là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của nó. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn với cơ quan Nhà nước.
Có người cũng từng nói, hôn nhân giống như hai người xa lạ bị rơi xuống một dòng sông. Người may mắn thì gặp người biết bơi như mình. Cùng động viên nhau, trợ giúp nhau bơi vào bờ. Người kém may mắn hơn thì một biết bơi một không biết bơi: khéo léo cũng giúp họ cùng được sống. Người biết bơi mà gặp kẻ không biết bơi không hiểu chuyện, cũng dễ bị nhấn chìm, chết oan. Xui xẻo thì cả hai đều không biết bơi, không chết là kỳ tích, chết cả là điều dễ hiểu.